5 lợi ích của việc đo lường chỉ số chất lượng không khí?
Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 99% dân số thế giới đang sống ở những nơi không đáp ứng các mức hướng dẫn về chất lượng không khí. Không khí ô nhiễm gây cản trở quá trình hoạt động, sản xuất, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe toàn cầu. Việc đo lường không khí thường xuyên cũng là cách để kiểm soát tình trạng không khí ô nhiễm. Vậy lợi ích của đo lường chỉ số chất lượng không khí là gì?
1. Chỉ số chất lượng không khí là gì?
Chỉ số chất lượng không khí (AQI – Air Quality Index) là thước đo mức độ ô nhiễm không khí hiện tại hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai. Khi AQI tăng, có nghĩa là ô nhiễm không khí tăng và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng tăng. Các nước khác nhau có thể có phương pháp tính AQI khác nhau, dựa trên tiêu chuẩn không khí của quốc gia.
Theo Báo cáo Chất lượng không khí (AQI) mới nhất, các khu vực của Ấn Độ đang có chỉ số chất lượng không khí cao nhất thế giới (cập nhật vào ngày 10.05.2023). Tại Việt Nam, trang đo lường chỉ số AQI 2022 ghi nhận nhiều điểm tại Thành phố Hà Nội đạt chỉ số AQI lớn hơn 300 đơn vị và thuộc TOP những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất trên Thế Giới.
Không khí Hà Nội ô nhiễm
2. 5 lợi ích của việc đo lường chỉ số chất lượng không khí?
2.5.1. Kiểm soát chỉ số chất lượng không khí
Đo chỉ số chất lượng không khí thường xuyên giúp kiểm soát tình trạng không khí bao gồm các chỉ số về độ ẩm, chất độc hại để kịp thời đưa ra những biện pháp phòng ngừa hữu ích.
Kiểm soát chỉ số không khí cũng giúp chúng ta ý thức và tìm ra những nguồn gây ô nhiễm không khí trong gia đình để kịp thời xử lý trước khi chúng sinh sôi và sản sinh ra các bụi bẩn, vi khuẩn có hại.
Xem thêm: Chất lượng không khí và mối liên hệ với vấn đề hô hấp
2.5.2. Phòng và ngăn ngừa các bệnh ở người
Kiểm tra chất lượng không khí thường xuyên giúp phòng và ngừa các bệnh ở người. Theo WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến gần 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, đe dọa đến hơn 40% sức khỏe trẻ em trên thế giới.
Theo Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu (GBD), ô nhiễm không khí gây ra 32% bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp trong đó 19% mắc bệnh về viêm phổi mãn tính và gây ra 11,65 % số ca tử vong trên toàn cầu. Đo chỉ số không khí thường xuyên giúp kiểm soát các vấn đề về chất lượng không khí, ngăn ngừa dịch bệnh, nấm mốc phát triển, duy trì trạng thái ổn định, an toàn trong không khí và bảo vệ sức khỏe con người.
Xem thêm: Không khí sạch có cần thiết cho không gian sống?
Ô nhiễm không khí gây bệnh về đường hô hấp
2.5.3. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống được nâng cao khi chất lượng không khí được kiểm soát ở mức an toàn nhất. Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm lo ngại của không chỉ từng hộ gia đình mà còn trên toàn cầu.
Ô nhiễm không khí gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi phải tiếp xúc với những vết bẩn, ẩm mốc, loang lổ và mùi hôi khí chịu trong không khí. Bên cạnh đó, ô nhiễm còn làm môi trường xung quanh trở nên âm u, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thực vật dẫn đến thiếu sự tương tác với môi trường.
Đo lường chất lượng không khí thường xuyên giúp giám sát các chỉ số, sử dụng các biện pháp phù hợp để cân bằng, điều chỉnh và cải thiện chúng. Đồng thời, đây cũng là cách để chúng ta tập lắng nghe, quan sát và bảo vệ môi trường xung quanh hơn.
2.5.4. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
Đo lường chất lượng không khí còn hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển các biện pháp ứng phó kịp thời. Dữ liệu được thu thập về chất lượng không khí là nguồn cảm hứng độc đáo cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới có khả năng giảm lượng khí thải từ các nguồn công nghiệp.
2.5.5. Theo dõi sự biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là hậu quả của ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Những thay đổi về mô hình thời tiết chẳng hạn như tần suất các đợt nắng nóng, nước biển dâng lên, cháy rừng tăng có thể ảnh hưởng đến mức độ các chất ô nhiễm trong không khí. Bằng cách theo dõi những thay đổi này, giám sát chỉ số chất lượng không khí có thể giúp xác định tác động của biến đổi khí hậu đối với chất lượng không khí và thực hiện hành động để giảm thiểu tác động đó.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
3. Những phương pháp kiểm soát chất lượng không khí hiệu quả
Ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu gia tăng mức độ ở mỗi khu vực do quá trình sinh hoạt, công nghiệp và khói bụi các phương tiện giao thông. Kiểm soát tốt tình các chỉ số không khí là bước đầu để bảo vệ môi trường không khí xung quanh bạn. Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn giám sát được chất lượng không khí hiệu quả.
- Sử dụng cảm biến đo chất lượng không khí
- Sử dụng các tiện ích xã hội để theo dõi thực trạng chất lượng không khí
- Sử dụng máy lọc không khí để kiểm soát các chất gây ô nhiễm
Ô nhiễm không khí đang xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, việc đo lường chỉ số chất lượng không khí thường xuyên là rất cần thiết và hữu ích.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] Ritchie, Hannah, and Max Roser. “Air Pollution.” Our World in Data, 2017, ourworldindata.org/air-pollution#air-pollution-is-one-of-the-world-s-leading-risk-factors-for-death.
[2] —. “Indoor Air Pollution.” Our World in Data, 16 Nov. 2013, ourworldindata.org/indoor-air-pollution#indoor-air-pollution-is-one-of-the-leading-risk-factors-for-premature-death.
[3] “Air Pollution Kills 13 People Every Minute.” Www.who.int, www.who.int/multi-media/details/air-pollution-kills-13-people-every-minute.
_
Nếu bạn muốn thay đổi hoàn toàn chất lượng không khí trong không gian sống của mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý không khí của chúng tôi.
INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ
Hotline / 088 695 5566
Email / hello@intellipure.vn
Website / www.intellipure.vn