Bạn nên chọn công nghệ lọc không khí nào?

  • Home
  • Cơ bản
  • Bạn nên chọn công nghệ lọc không khí nào?

Bạn nên chọn công nghệ lọc không khí nào?

Ô nhiễm không khí ngày càng tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Công nghệ lọc không khí từ đó ra đời và trở thành giải pháp quan trọng nhằm cung cấp không khí sạch và an toàn trong không gian sống, làm việc. Vậy công nghệ lọc không khí nào là lựa chọn tốt nhất? 

1. Lịch sử hình thành công nghệ lọc không khí

Ngành công nghệ lọc không khí đã trải qua một quá trình phát triển dài và liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về không khí sạch và an toàn. 

Đầu thế kỷ 20, trước khi công nghệ lọc không khí ra đời, điều chỉnh chất lượng không khí chủ yếu dựa trên việc cải thiện hệ thống thông gió và kiểm soát nguồn gây ô nhiễm. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí.

Hệ thống lọc không khí 

Năm 1940, công nghệ HEPA (High Efficiency Particulate Air – HEPA) được phát triển trong Thế chiến II để loại bỏ hạt bụi từ không khí trong các phòng thí nghiệm và nhà máy chất độc. Công nghệ HEPA tiếp tục được sử dụng trong các ứng dụng lọc không khí trong thời gian sau này.

Năm 1950, công nghệ HEPA chính thức được thương mại hóa. Năm 1963, 2 anh em người Đức (Manfred và Klaus Hammes) chính thức đưa một thiết bị lọc không khí đầu tiên tích hợp bộ lọc HEPA ra thị trường. 

Những năm 1980, công nghệ lọc không khí tiến bộ hơn với việc áp dụng các phương pháp tiên tiến như lọc HEPA và lọc than hoạt tính. Các hệ thống lọc không khí trong gia đình và công nghiệp trở nên hiệu quả hơn trong việc loại bỏ hạt bụi, vi khuẩn, mùi hôi và các chất gây ô nhiễm khác.

Đến năm 2000, với sự phát triển của công nghệ và nghiên cứu về không khí, công nghệ lọc không khí ngày càng đa dạng và hiện đại. Cuộc cách mạng lọc không khí toàn diện đã thúc đẩy sử phát triển của những công nghệ lọc mới hỗ trợ trong quá trình lọc sạch không khí.

2. Tầm quan trọng của công nghệ lọc trong một chiếc máy lọc không khí?

Công nghệ lọc đóng vai trò quan trọng và quyết định hiệu suất và hiệu quả của một chiếc máy lọc không khí. Công nghệ lọc cung cấp khả năng loại bỏ hiệu quả các hạt bụi nhỏ, vi khuẩn, virus, phấn hoa, hóa chất, mùi hôi và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí. Điều này giúp cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Tầm quan trọng công nghệ lọc không khí 

Công nghệ lọc không khí đảm bảo rằng các hạt bụi và chất ô nhiễm trong bầu không khí trong nhà được loại bỏ. Trong khi không làm giảm lưu lượng không khí quá mức giúp đảm bảo máy lọc không khí hoạt động hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu năng của máy.

Công nghệ lọc không khí được thiết kế thông minh, hiện đại dễ dàng sử dụng và tiện ích trong quá trình thay mới, vệ sinh giúp duy trì hiệu suất và tuổi thọ của máy lọc không khí trong thời gian dài.

3. So sánh các công nghệ lọc thông dụng

Hiện nay, một số công nghệ lọc không khí được sử dụng ưu tiên nhất bao gồm công nghệ HEPA/ULPA, công nghệ UVGI, công nghệ Ionizer và công nghệ DFS. Bạn có thể tham khảo thông tin được chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp về các công nghệ lọc phổ biến nhất hiện nay qua bảng so sánh dưới đây. 

Tiêu chí  Công nghệ DFS Công nghệ HEPA/ULPA  Công nghệ UVGI  Công nghệ Ionizer 
Giống nhau  – Đều có vai trò lọc sạch không khí.

– Có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm trong không khí.

Khác nhau 

Nguyên lý 

Hút các hạt ô nhiễm trong không khí và đưa chúng đi qua hệ thống màng lọc tiêu diệt và loại bỏ đến triệt để tác nhân ô nhiễm.  Hút những bụi bẩn trong không khí vào hệ thống lọc và giữ chúng lại tại lớp màng.  Sử dụng năng lượng bức xạ tia cực tím để làm bất hoạt vi sinh vật bao gồm nấm mốc, vi khuẩn và virus.  Phương pháp tĩnh điện dùng hạt nguyên tử trái dấu (âm) hút các hạt nguyên tử ô nhiễm (thường mang điện tích dương). 

Hiệu suất lọc 

Lọc sạch 99.99% vi khuẩn nhỏ tới 0.007µm.

Lọc sạch 99.99% vi khuẩn nhỏ tới 0.002µm.

Lọc sạch 99.97% vi khuẩn nhỏ tới 0.3µm.

Hiệu suất lọc có thể tăng đến 99.97% nhưng áp suất cao. 

Không thu các hạt vào gồm bào tử và hạt siêu mịn. Loại bỏ được bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn, virus, các chất hữu cơ bay hơi, mùi khó chịu như hôi, khai, tanh, khói thuốc lá.
Ức chế vi sinh vật & Gánh nặng sinh học  Tạo trường năng lượng cao, vô hiệu hóa các vi sinh vật phát triển độc lập như vi khuẩn, nấm và virus.  _ Chỉ hoạt động nếu cường độ ống UV duy trì liên tục và hệ thống chứa bộ lọc chống tia cực tím. Có khả năng loại bỏ nhưng không cao. 
Giảm thiểu khí độc VOC  Sử dụng tấm lọc khí độc chuyên sâu, loại bỏ được VOC trong không khí.  Không loại bỏ. Không loại bỏ. Không loại bỏ.

Chất phát thải 

Không tạo ra bất cứ chất phải thải nào.  Không tạo ra chất phát thải nhưng tạo ra ổ vi khuẩn bám ở màng lọc.   Phát thải Ozone gây hại.  Phát thải Ozone gây hại. 
Độ an toàn  Độ an toàn cao.  _ _ Nguy hiểm khi tiếp xúc gần với tia UV gây đến tổn thương về da, mắt.
Đánh giá 

tổng quát 

(thang điểm)

9.5/10 8.5/10 7/10 6.5/10 

4. Bạn nên chọn công nghệ lọc không khí nào?

Dựa trên những đánh giá, so sánh về các công nghệ đang được ưa chuộng nhất hiện nay, công nghệ lọc không khí tốt nhất là công nghệ đảm bảo được hiệu suất lọc, khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm và độ an toàn, thân thiện với môi trường.

Công nghệ lọc HEPA/ULPA có khả năng loại bỏ các vi khuẩn, khí độc, bụi mịn nhưng hiệu quả thấp do khả năng tạo thành ổ vi sinh vật do bụi bẩn, vi khuẩn bám dính ở màng lọc cao. Ngoài ra, công nghệ có khả năng lọc sạch 99.97% vi khuẩn nhỏ tới 0.3µm tuy nhiên 90% các hạt ô nhiễm trong không khí đều nhỏ hơn 0.1 µm.

Công nghệ lọc không khí HEPA 

Đối với công nghệ lọc không khí UVGI không có khả năng loại bỏ khí độc, bụi mịn, các hạt ô nhiễm trong không khí trong khí khí độc trong không khí như CO2, VOC, NOX, SO2, CO tồn tại mọi khu vực.

Công nghệ lọc không khí UVGI 

Đối với công nghệ Ionizer, công nghệ chỉ có khả năng làm nặng các hạt lơ lửng khiến chúng rơi và bám dính trên các bề mặt xung quanh. Nhưng công nghệ hoàn toàn không có khả năng tiêu diệt các hạt bụi mịn, khí độc, vi sinh vật. Ionizer chỉ là giải pháp tạm thời với không khí và có thể sản sinh ra ozone gây hại.

Xem thêm: Tại sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

Công nghệ lọc không khí Ionizer 

Hiện nay, công nghệ lọc không khí DFS là công nghệ được khuyên dùng nhất bởi những chuyên gia và tổ chức uy tín hàng đầu trong ngành lọc không khí. 

Công nghệ DFS là công nghệ đầu tiên và duy nhất loại bỏ được ba tác nhân gây ô nhiễm trong không khí bao gồm vi sinh vật, khí độc và bụi mịn nhỏ đến 0.002 µm hiệu quả lên tới 99.99% được chứng nhận bởi Trung tâm Nghiên cứu Sinh học IUCB của Đại học Buffalo, New York, Mỹ (Cơ quan Hàng đầu thuộc Tổ chức Khoa học Quốc gia NSF).

Công nghệ lọc không khí DFS có hiệu suất lọc gấp 40 lần và khả năng lọc bụi mịn gấp 150 lần công nghệ HEPA. Đồng thời, DFS còn được chứng nhận không sản sinh ra Ozone bởi Tổ chức uy tín Intertek.

Công nghệ lọc không khí DFS 

Công nghệ lọc không khí đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng không khí trong sạch và lành mạnh. Mỗi công nghệ lọc không khí đều sở hữu những ưu điểm nổi bật riêng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn công nghệ lọc phù hợp để đảm bảo hiệu suất máy lọc không khí và cải thiện được chất lượng không trong nhà khí tốt hơn. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] The History of the Air Purifier – 11 Steps to Modern Day – HouseFresh. 7 Oct. 2020, housefresh.com/history-air-purifier/.