Tạo sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

  • Home
  • Cơ bản
  • Tạo sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

Tạo sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm gấp 2 – 5 lần so với ngoài trời. Liệu ô nhiễm không khí trong nhà có đang ở mức báo động? Tại sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

1. Chất lượng không khí trong nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4,2 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí trong nhà. Chất lượng không khí trong nhà đang bị đe dọa và suy giảm mạnh là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mọi người thường đốt củi, than hoặc các nhiên liệu rắn khác trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm.

Chất lượng không khí trong nhà 

Ngoài ra, chất lượng không khí trong nhà suy giảm còn do sự ô nhiễm không khí từ nguồn gốc bên ngoài như khói xe, khí thải công nghiệp và bụi từ môi trường xung quanh có thể xâm nhập vào không gian bên trong. Việc sử dụng các sản phẩm hóa chất trong việc làm sạch, nấu nướng, sơn, hút thuốc lá hoặc đốt nến có thể tạo ra các chất ô nhiễm như formaldehyde, amoniac, các chất bẩn khác, và làm giảm chất lượng không khí trong nhà.

Đặc biệt, tại các khu đô thị, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà càng gia tăng do diện tích nhà ở chật hẹp, quá trình xây dựng và việc tiếp xúc gần với khói bụi độc hại. 

Quá trình đốt sinh khí 

Chất lượng không khí trong nhà có ảnh hưởng đáng kể đến con người và môi trường. Đối với sức khỏe con người, không khí trong nhà kém có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp, tim mạch. da và nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, quá trình vui chơi, học tập và làm việc.

Xem thêm: Ô nhiễm không khí trong nhà đến từ đâu?

2. Tạo sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà? 

2.1. Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP), ô nhiễm không khí là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu lớn và gây ra một trong chín ca tử vong trên toàn thế giới. 

Ô nhiễm không khí chứa các tác nhân độc hại như bụi mịn (PM2.5, PM10, PM1.0), vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và khí độc ( VOC. benzen, radon, CO2. CO, SO2,…). Việc tiếp xúc với PM 2.5 làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu khoảng một năm vào năm 2019 (WHO).

Các bệnh nguy hiểm nhất liên quan đến ô nhiễm không khí PM2.5 là đột quỵ, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh đường hô hấp dưới (như viêm phổi) và ung thư. Mức độ cao của các hạt mịn cũng góp phần gây ra các bệnh khác như bệnh tiểu đường, có thể cản trở sự phát triển nhận thức ở trẻ em và cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Không khí trong nhà suy giảm là nguyên nhân gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD. Theo nghiên cứu về “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và nhiệt độ đối với COPD” của Hoa Kỳ, nồng độ NO2 và PM2.5 tăng có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc COPD ở người. 

Bệnh COPD ở người 

Ngoài ra, ô nhiễm không khí trong nhà chứa các chất độc hại làm gia tăng số ca mắc hen suyễn. Một nghiên cứu về “Ô nhiễm không khí trong nhà và bệnh hen suyễn ở trẻ em” cho biết cứ tăng 10 μg/m 3 nồng độ PM 2.5 và PM10 trong nhà thì thời gian bị ho, thở khò khè hoặc tức ngực tăng 6%. Ngoài ra, nồng độ Nitrogen dioxide (NO2) cũng là một loại khí gây kích ứng và có liên quan đến các tác động hô hấp.

Hen suyễn ở trẻ nhỏ 

Không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe thể chất, không khí trong nhà suy giảm còn dẫn đến giảm sút sức khỏe tinh thần gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. 

Nghiên cứu khác về “Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà từ nhiên liệu rắn và ảnh hưởng của nó đối với trầm cảm” của Trung Quốc cho thấy mối quan hệ giữa không khí và bệnh trầm cảm. Một số chất ô nhiễm có thể gây kích thích và kích hoạt các phản ứng dẫn đến căng thẳng, lo âu và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

2.2. Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng đến chất lượng sống 

Chất lượng không khí trong nhà đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng sống của con người. Chất lượng không khí trong nhà cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm sống cũng như năng suất và hiệu suất làm việc của con người. Môi trường không khí trong lành, sạch sẽ và tươi mát tạo ra điều kiện tốt cho sự tập trung tận hưởng cuộc sống. Đây cũng là cách giúp tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc cao hơn. Ngược lại, không khí ô nhiễm và không tươi mát có thể gây ra những trải nghiệm sống mệt mỏi, gây ra sự mất tập trung và giảm hiệu suất làm việc.

Giảm tập trung do chất lượng không khí trong nhà kém 

Một Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc đã chứng minh chất lượng môi trường trong nhà (IEQ) có tác động đáng kể đến năng suất của người làm việc trong văn phòng và những tác động này khác nhau tùy theo loại hình văn phòng. 

Chất lượng không khí trong nhà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và nghỉ ngơi của con người. Không khí ô nhiễm có thể gây khó chịu, mất ngủ và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Trong khí đó một môi trường không khí trong lành và thoáng đãng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, tạo ra sự thư thái và khả năng phục hồi cho cơ thể cao hơn. 

3. 3 cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà

3.1. Kiểm soát và đo lường chất lượng không khí 

Kiểm soát và đo lường chất lượng không khí là những biện pháp quan trọng để bảo vệ chất lượng không khí và đảm bảo môi trường sống lành mạnh. Bằng cách thực hiện việc đo lường chất lượng không khí, bạn có thể đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm trong môi trường sống. Việc này giúp bạn hiểu rõ về các chất gây ô nhiễm, nguồn gốc và mức độ nguy hiểm. Từ đó, các biện pháp kiểm soát và giảm ô nhiễm có thể được áp dụng một cách hiệu quả hơn.

Việc đo lường chất lượng không khí giúp chúng ta đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đang được thực hiện. Hơn nữa, điều này cũng hạn chế được những rủi ro về sức khỏe cho con người. 

Để đo lường và kiểm soát chất lượng không khí trong nhà, bạn có sử dụng máy cảm biến cầm tay hoặc nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia về không khí.

Sử dụng cảm biến đo chất lượng không khí 

3.2. Kiểm soát và hạn chế nguồn ô nhiễm

Một trong những biện pháp bảo vệ chất lượng không khí trong nhà khác là kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm. Việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm giúp hạn chế những rủi ro về môi trường, sức khỏe và kinh tế đối với con người. Đồng thời, kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm giúp ngăn chặn sự phát sinh của vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc. Điều này đảm bảo chất lượng không khí trong lành, an toàn. 

Bạn có thể kiểm soát các nguồn ô nhiễm bằng cách vệ sinh nhà cửa thường xuyên, kiểm tra các khu vực dễ bụi bẩn như nhà tắm, khu vực bếp, khu vực rác thải và đặc biệt là đường ống nước. Ngoài ra, bạn nên hạn chế quá trình sinh đột khí trong nhà bằng cách sử dụng cách thức đun nấu hợp lý từ điện. Điều này giúp bạn tìm và hạn chế được những nguồn gây ô nhiễm trong không gian sống. 

Xem thêm: Bạn có nên sử dụng thiết bị đo chất lượng không khí trong nhà?

Rò rỉ nước gây ô nhiễm không khí trong nhà 

3.3. Loại bỏ nguồn ô nhiễm

Loại bỏ nguồn ô nhiễm là biện pháp giúp bảo vệ chất lượng không khí lành mạnh. Việc loại bỏ nguồn ô nhiễm giúp giảm khí thải độc hại, chất bụi và hóa chất gây hại khác trong không khí, từ đó cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

Các biện pháp loại bỏ nguồn ô nhiễm có thể bao gồm sử dụng hệ thống máy lọc không khí và thông gió. Máy lọc không khí là các thiết bị được thiết kế để lọc và loại bỏ các hạt bụi, chất ô nhiễm, vi khuẩn và các chất gây hại khác có trong không khí. Chúng hoạt động bằng cách hút không khí qua bộ lọc và tiến hành quá trình lọc để tái tạo không khí sạch và lành mạnh.

Sử dụng máy lọc không khí 

Bên cạnh đó, hệ thống thông gió bao gồm việc cung cấp luồng không khí sạch đẩy không khí ô nhiễm ra khỏi không gian, cân bằng nhiệt độ và độ ẩm bằng cách sử dụng hệ thống quạt và ống dẫn. Hệ thống cũng có thể loại bỏ khí thải và hơi từ hoạt động nấu nướng, đốt cháy và sử dụng hóa chất trong không gian nhà. Điều này giúp giảm thiểu lượng chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí.

Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống của con người. Bằng cách duy trì không khí trong lành, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm trùng, cải thiện giấc ngủ và tăng năng suất làm việc. Đồng thời, chất lượng không khí tốt còn giúp tạo ra một môi trường sống thoải mái và tăng cường trạng thái tinh thần tích cực, thoải mái. 

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] Kang, Shengxian, et al. “The Impact of Indoor Environmental Quality on Work Productivity in University Open-Plan Research Offices.” Building and Environment, vol. 124, Nov. 2017, pp. 78–89, https://doi.org/10.1016/j.buildenv.2017.07.003.

[2] Li, Ning, et al. “Exposure to Indoor Air Pollution from Solid Fuel and Its Effect on Depression: A Systematic Review and Meta-Analysis.” Environmental Science and Pollution Research, 20 May 2022, https://doi.org/10.1007/s11356-022-20841-7. Accessed 12 June 2022.

[3] Breysse, P. N., et al. “Indoor Air Pollution and Asthma in Children.” Proceedings of the American Thoracic Society, vol. 7, no. 2, 28 Apr. 2010, pp. 102–106, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3266016/, https://doi.org/10.1513/pats.200908-083rm.

[4] Hansel, Nadia N., et al. “The Effects of Air Pollution and Temperature on COPD.” COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease, vol. 13, no. 3, 18 Dec. 2015, pp. 372–379, https://doi.org/10.3109/15412555.2015.1089846.

_

Nếu bạn muốn thay đổi hoàn toàn chất lượng không khí trong không gian sống của mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý không khí của chúng tôi.

INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ

Hotline / 088 695 5566

Email / hello@intellipure.vn 

Website / www.intellipure.vn