Chất lượng không khí ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn?
Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng động, giảm tuổi thọ trung bình, gia tăng tình trạng tử vong. Vậy chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?
1. Thực trạng chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí chủ yếu là do khí đốt công nghiệp và khói bụi giao thông, tạo ra những chất độc hại lan truyền vào không khí gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí toàn vùng.
Ô nhiễm không khí hủy hoại môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm mỏng lớp màng ozon bảo vệ Trái Đất, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và làm Trái đất nóng lên.
Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển và nghèo.
Theo WHO, mỗi năm ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra gần 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Trung bình cứ 10 người thì có đến 9 người đang sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Và thực trạng này đang không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại.
Ô nhiễm không khí do khí đốt
2. Chất lượng không khí ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn?
2.1 Chất lượng không khí tốt duy trì trạng thái sức khỏe ở mức ổn định, tăng sức đề kháng
Phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, da liễu
Chất lượng không khí ổn định làm ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập vào không khí giúp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, da liễu. Chất lượng không khí ở mức an toàn tạo môi trường lành mạnh cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Chất lượng không khí cải thiện tạo điều kiện tốt cho trẻ nhỏ phát triển, tăng các kháng khuẩn có lợi, bảo vệ hệ hô hấp bé trước những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, ho khan, ho có đờm, viêm phổi.
Không chỉ sức khỏe về mặt thể chất, chất lượng không khí tốt còn giúp sức khỏe tinh thần thư giãn, dễ chịu, tránh tình trạng căng thẳng, khó chịu khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Đồng thời, đây là thời điểm tốt cho não bộ trẻ nhỏ phát triển và tạo cho trẻ môi trường giáo dục lành mạnh, thoải mái.
Xem thêm: Tại sao bạn cần không khí sạch trong nhà?
Chất lượng không khí tốt giúp trẻ phát triển lành mạnh
Gia tăng tuổi thọ trung bình
Chất lượng không khí tốt làm gia tăng tuổi thọ trung bình của mỗi quốc gia. AQLI (Air Quality Life Index) thống kê kể từ khi Đạo luật Không khí Sạch (CAA) được ban hành vào năm 1970, ô nhiễm dạng hạt đã giảm 64,2%, kéo dài tuổi thọ trung bình của một người Mỹ thêm 1,3 năm.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng nặng ở trẻ nhỏ, mà đối với người lớn tuổi đây cũng là một thử thách khó. Chất lượng không khí tốt giúp mọi người có giấc ngủ sâu, ngon giác, trẻ nhỏ không quấy rối vào đêm. Bên cạnh đó, không khí trong lành còn tạo cảm giác an nhàn, dễ chịu cho người già, giúp họ gia tăng tuổi thọ.
Chất lượng không khí an toàn gia tăng tuổi thọ
2.2 Chất lượng không khí kém làm suy nhược sức khỏe, giảm tuổi thọ trung bình
Suy yếu hệ thống đường hô hấp
Chất lượng không khí kém làm suy giảm trực tiếp đến hệ thống đường hô hấp, tăng nguy cơ ung thư ở người. Hen suyễn là bệnh thường mắc phải nhất ở người do ô nhiễm không khí gây ra. Theo dữ liệu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), năm 2014 khoảng 24 triệu người Mỹ mắc bệnh hen suyễn trong đó có khoảng 1/12 trẻ em (8,6%) và 1/14 người lớn (7,4%).
Theo WHO, hen suyễn đã ảnh hưởng đến khoảng 262 triệu người vào năm 2019 và gây ra 455.000 ca tử vong. Sự phơi nhiễm các chất hóa học, khói bụi, khí độc trong không khí gây ra tình trạng viêm và co thắt cơ xung quanh đường thở, khiến bạn khó thở hơn, dẫn đến hen suyễn. Các phần tử sinh học (vi khuẩn và virut) có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn bằng cách khiến tình trạng viêm và gây nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.
Hen suyễn do ô nhiễm không khí
Ung thư phổi cũng là căn bệnh phổ biến khi tiếp xúc quá lâu với không khí bị ô nhiễm. WHO thống kê ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Ngoài ra, chất lượng không khí giảm còn gây ra hàng loạt các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
Gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là ảnh hưởng tiêu cực của chất lượng không khí suy giảm tác động lên sức khỏe con người. Theo WHO, COPD là nguyên nhân hàng đầu thứ bảy gây ra tình trạng sức khỏe kém trên toàn thế giới.
Gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 (WHO). Hút thuốc khiến không khí bị ô nhiễm.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính
Ô nhiễm không khí trong nhà do nhiên liệu sinh khối (gỗ, phân động vật, tàn dư cây trồng) hoặc than thường được sử dụng để nấu ăn và sưởi ấm ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình với mức độ tiếp xúc với khói cao cũng là nguyên nhân dẫn đến COPD.
Giảm nhận thức ở não bộ
Chất lượng không khí suy giảm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí nhớ của não bộ. Các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia) mới đây đã chứng minh được việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn có tác động tiêu cực tới khả năng hoạt động của não bộ.
Ô nhiễm không khí làm lu mờ hiệu suất não bộ và năng suất của lực lượng lao động. Thực tế, nghiên cứu cho thấy nếu người dưới 30 tuổi tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở mức độ cao thì khả năng nhận thức sẽ bị suy giảm tương tự như bị lão hóa thêm 15 năm.
Đặc biệt đối với giáo dục, chất lượng không khí trường học giảm làm giảm kết quả học tập gây cảm giác chán nản, âm u và khó chịu đối với quá trình tiếp thu kiến thức ở học sinh/ sinh viên.
Nguy cơ cao dẫn đến tử vong ở người
Chất lượng không khí kém là nguyên nhân dẫn đến số ca tử vong cao ở người. Ô nhiễm không khí gây ra 11,65 % số ca tử vong trên toàn cầu (theo kết quả Nghiên cứu GBD).
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư phổi, co giãn các cơ quan. Khi tiếp xúc lâu ngày với ô nhiễm không khí với bệnh lý vốn có, sự phơi nhiễm các chất độc hại đã gây ra tình trạng tử vong cao ở người.
Gánh nặng ô nhiễm không khí có xu hướng lớn hơn ở cả các nước thu nhập thấp và trung bình vì hai lý do tỷ lệ ô nhiễm trong nhà có xu hướng cao ở các nước thu nhập thấp do phụ thuộc vào nhiên liệu rắn để nấu ăn và ô nhiễm không khí ngoài trời có xu hướng gia tăng khi các quốc gia công nghiệp hóa và chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Đây là những khu vực có nhiều số ca tử vong do ô nhiễm không khí nhất.
Khí đốt nấu ăn dẫn đến ô nhiễm không khí
Hiện nay, ô nhiễm không khí không chỉ còn là vấn đề của từng khu vực mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Sự thay đổi thành phần tự nhiên gây ra những hậu quả khắc nghiệt đối với môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gia tăng gánh nặng kinh tế toàn cầu
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] —. “Particle Pollution and Respiratory Effects.” Www.epa.gov, 15 Sept. 2014, www.epa.gov/pmcourse/particle-pollution-and-respiratory-effects#:~:text=Studies%20have%20linked%20particle%20pollution.
[2] Centers for Disease Control and Prevention. “Most Recent National Asthma Data.” Centers for Disease Control and Prevention, 13 Dec. 2022, www.cdc.gov/asthma/most_recent_national_asthma_data.htm.
_
Nếu bạn muốn thay đổi hoàn toàn chất lượng không khí trong không gian sống của mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý không khí của chúng tôi.
INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ
Hotline / 088 695 5566
Email / hello@intellipure.vn
Website / www.intellipure.vn