Nguồn ô nhiễm không khí trong nhà đến từ những đâu?
Khi nhắc đến ô nhiễm không khí, mọi người thường sẽ nghĩ đến các nhà máy hay các loại phương tiện đi lại thải khói ra môi trường mới gây ô nhiễm. Tuy nhiên, bạn có biết rằng không khí trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn cũng có thể bị ô nhiễm? Trên thực tế, ô nhiễm không khí trong nhà thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của bạn hơn ô nhiễm không khí ngoài trời. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Học viện không khí mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về ô nhiễm không khí trong nhà
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ EPA, trên thực tế, không khí trong nhà ô nhiễm hơn không khí ngoài trời từ 2 – 5 lần.
Ô nhiễm không khí trong nhà được tạo ra do việc giải phóng các chất ô nhiễm có hại vào không khí trong nhà. Chúng có thể bao gồm vật chất hạt mịn (PM), carbon monoxide (CO) và nhiều chất độc khác.
Các nguồn giải phóng các chất độc hại gây ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà là một vấn đề lớn ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các nước đang phát triển thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà do người dân thường đốt nhiên liệu trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm. Trong khí đó, ở cả các nước phát triển hay đang phát triển, những ngôi nhà kín khí trong các thành phố, khu đô thị cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí cao do không khí bên trong nhà bị tù đọng quá nhiều dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm không khí trong nhà đặc biệt nguy hiểm vì hầu như chúng ta dành khoảng 90% thời gian ở trong các không gian trong nhà như nhà ở, nơi làm việc, trường học, cửa hàng, quán ăn…
Những nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong nhà
Có rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, một số nguồn có thể dễ dàng được nhận ra do mùi của chúng, nhưng cũng có nhiều nguồn khác rất khó để phát hiện.
Khói thuốc lá
Khói từ thuốc lá, xì gà và tẩu là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất và nguy hiểm nhất. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có ít nhất 70 chất gây ung thư. Khi hít phải, các hóa chất này cũng có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh tim mạch khác dẫn đến đau tim và các hậu quả nghiêm trọng khác.
Khói từ thuốc lá là chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất và nguy hiểm nhất
Khói thuốc lá thụ động là một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà cần phải đặc biệt lưu ý. Vì, trên thực tế, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động được ước tính là nguyên nhân gây ra khoảng 7.300 ca tử vong do ung thư phổi ở người trưởng thành không hút thuốc tại Hoa Kỳ mỗi năm.
Hơn nữa, một số báo cáo cho rằng khói thuốc lá gây ô nhiễm không khí gấp mười lần so với khí thải của động cơ diesel, khiến nó trở thành một trong những nguồn ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng nhất.
Bếp nấu ăn
Một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến khác là chất dạng hạt (PM) từ bếp nấu ăn. Ở các nước đang phát triển, nhiên liệu rắn như gỗ, than đá thường được đốt trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm.
Bếp nấu ăn tạo ra các hạt PM gây ô nhiễm không khí trong nhà
Phơi nhiễm PM ở mức cao từ bếp nấu ăn trong nhà có gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, bệnh tim và ung thư. Trên thực tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà từ bếp nấu ăn là nguyên nhân gây ra khoảng 4,3 triệu ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Sản phẩm tẩy rửa
Hóa chất trong nhiều sản phẩm tẩy rửa có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà. Những sản phẩm hóa chất này giải phóng khí độc như Carbon monoxide, nitơ oxit, radon, formaldehyde… khi hít phải sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và ung thư.
Những sản phẩm hóa chất giải phóng khí độc gây ô nhiễm không khí trong nhà
Ngoài ra, nhiều sản phẩm tẩy rửa có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Khi VOCs được thải vào không khí, chúng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn và dài hạn như đau đầu, buồn nôn, tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Nấm mốc
Nấm mốc là một nguồn ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra vô số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và dị ứng. Nấm mốc phát triển trong môi trường ẩm ướt và có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trong nhà, chẳng hạn như trên tường, sàn nhà, trần nhà và tầng hầm.
Hơn nữa, đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh sẵn có như hen suyễn hoặc dị ứng, việc tiếp xúc với nấm mốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh tật và gây nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà
Trồng cây trong nhà
Trồng cây trong nhà là một cách hiệu quả để giảm các chất ô nhiễm trong nhà. Cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí bằng cách hấp thụ các chất gây ô nhiễm và giải phóng oxy. Ngoài ra, trồng cây trong nhà còn giúp tạo độ ẩm và giảm mức độ bụi, từ đó cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Cây xanh giúp thanh lọc không khí trong nhà bằng cách hấp thụ các chất gây ô nhiễm và giải phóng oxy
Hơn nữa, hiệu quả của trồng cây để thanh lọc không khí trong nhà đã được Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) xác nhận. Năm 1989, cơ quan này đã tiến hành một nghiên cứu về không khí sạch và phát hiện ra rằng một số loại cây trồng trong nhà có hiệu quả cao trong việc loại bỏ nhiều loại chất ô nhiễm trong không khí như cây thường xuân Anh, cây pothos, cây cọ tre, cây hoa loa kèn và một số cây khác.
Sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ
Nhiều sản phẩm tẩy rửa thông thường có chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm không khí trong nhà. Để tránh điều này, hãy chọn chất tẩy rửa hữu cơ được làm từ các thành phần tự nhiên như giấm trắng, muối nở, hàn the và tinh dầu từ trái cây họ cam quýt.
Những thành phần tự nhiên này an toàn khi sử dụng trong nhà và cũng có hiệu quả khá tốt trong việc làm sạch bề mặt và loại bỏ bụi bẩn.
Giữ không gian trong nhà sạch sẽ và khô ráo
Giữ không gian trong nhà sạch sẽ và khô ráo cũng có thể giúp giảm ô nhiễm không khí trong nhà. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của nấm mốc ở những nơi như trong nhà bếp và phòng tắm.
Vậy nên bạn cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời các vị trí bị hỏng hay rò rỉ nước để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
Thông gió cho căn nhà
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm không khí trong nhà là đảm bảo thông gió tốt cho căn nhà. Thông gió giúp loại bỏ không khí ô nhiễm và sự tù túng trong nhà (nhiều CO2) và thay thế bằng không khí tươi sạch (giàu O2) từ bên ngoài.
Hệ thống thông gió cấp khí tươi giúp ngôi nhà luôn có không khí trong lành
Thông gió không đầy đủ có thể dẫn đến sự tích tụ không khí chứa các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con người như đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.
Sử dụng máy lọc không khí
Máy lọc không khí có thể bảo vệ và chống ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các chất gây ô nhiễm như bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc, VOCs, carbon monoxide và các hóa chất độc hại khác.
Để cải thiện không khí trong nhà một cách tối ưu nhất bạn nên ưu tiên lựa chọn loại máy lọc không khí có tích hợp công nghệ lọc DFS. Vì đây là công nghệ duy nhất có thể tiêu diệt vi sinh vật, loại bỏ khí độc, loại bỏ bụi siêu mịn nhỏ đến 0.002 µm.
Đặt máy lọc không khí intellipure được tích hợp công nghệ lọc DFS trong nhà để loại bỏ không khí ô nhiễm
Qua bài viết trên, Học viện không khí hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra tác động khá nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí bằng cách áp dụng các giải pháp phù hợp và hiệu quả.
Mời bạn tìm hiểu và cập nhật các thông tin về Không khí tại đây.