Chất lượng không khí trong nhà suy giảm do đâu?
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao hơn 3-5 lần so với ngoài trời và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư, viêm phổi, hen suyễn, phản ứng dị ứng, bệnh tim. Vậy chất lượng không khí trong nhà suy giảm là do đâu?
Chất lượng không khí trong nhà
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4,2 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí trong nhà. Chất lượng không khí trong nhà đang bị đe dọa và suy giảm mạnh là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mọi người thường đốt củi, than, phân hoặc các nhiên liệu rắn khác trong nhà để nấu ăn và sưởi ấm.
Trong nhiều năm gần đây, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) chỉ ra rằng không khí trong nhà bụi bẩn gấp 3-5 lần không khí ngoài trời. Bởi vậy tỉ lệ mắc bệnh tại nhà cao hơn do thời gian tiếp xúc với không gian trong nhà (bao gồm nhà ở, văn phòng làm việc, các trụ sở, cơ quan) nhiều hơn không gian ngoài trời.
6 nguyên nhân khiến chất lượng không khí trong nhà bạn bị suy giảm
Theo khảo sát của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chúng ta dành khoảng 93% ở trong nhà cho nên chất lượng không khí trong nhà là rất quan trọng. Chất lượng không khí trong nhà không ổn định (bao gồm những tác nhân như vi sinh vật, khí độc, bụi siêu mịn) là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý về người đặc biệt là về đường hô hấp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà.
Quá trình đốt sinh khối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà
Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng không khí trong nhà bị suy giảm là do việc đốt sinh khối (gỗ, than gỗ, phân động vật, hay bã từ sản phẩm nông nghiệp) để sưởi ấm hoặc phục vụ nhu cầu nấu nướng.
Trên toàn cầu, gần 3 tỷ người dựa vào sinh khối (gỗ, than củi, phụ phẩm cây trồng và phân) và than đá làm nguồn năng lượng sinh hoạt chính của họ. Nghiên cứu về “Ô nhiễm không khí trong nhà từ nhiên liệu rắn” cho thấy sinh khối chiếm hơn một nửa năng lượng trong nước ở nhiều nước đang phát triển và tới 95% ở một số nước có thu nhập thấp hơn. Hiện nay ở nhiều quốc gia, các hộ gia đình đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào sinh khối, tuy nhiên ở các nước nghèo, việc này vẫn gia tăng đáng kể.
Đốt sinh khối thải ra một lượng lớn chất gây ô nhiễm, giống như đốt các nhiên liệu rắn khác như than đá. Việc đốt cháy vật liệu hữu cơ thải ra các hạt vật chất (PM), oxit nitơ (NOx), carbon monoxide (CO), sulfur dioxide (SO2), chì, thủy ngân và các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm khác (HAP).
Theo dữ liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà do khí đốt nhiên liệu rắn là nguyên nhân gây ra hơn 1,5 triệu ca tử vong và 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Khí đốt từ việc đốt sinh khối có thể gây ra các bệnh như: bệnh xơ phổi than phế quản, phổi lều (Hut lung), hen suyễn, ho khan,..Vấn đề phổi thường gặp nhất từ việc chất lượng không khí trong nhà bị suy giảm ở người lớn là viêm phổi mạn tính, một loại viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Phơi nhiễm thường xuyên với ô nhiễm không khí trong nhà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh lao, bệnh phổi mô kẽ, bệnh tim và ung thư phổi. Ở trẻ em, phơi nhiễm thường xuyên với ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, như viêm phổi, vốn có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển phổi kém.
Chất hóa học tẩy rửa, tạo mùi thơm chứa nhiều VOC gây ô nhiễm không khí
Hiện nay, sử dụng chất hóa học, chất tạo mùi thơm để gìn giữ không gian sạch đẹp, thơm mát là hoạt động phổ biến nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng không khí trong nhà suy giảm.
Chất tẩy rửa hóa học chứa VOC gây ô nhiễm không khí
Các chất hóa học tẩy rửa và tạo mùi thơm có chứa chất hóa học dễ bay hơi (VOC – Volatile organic compound). Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), nồng độ của VOC trong nhà cao hơn gấp 10 lần so với ngoài trời. Và việc chúng ta thường giành trên 90% ở trong nhà gây nguy hiểm đến sức khỏe khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại.
VOC chuyển dạng khí ngay điều kiện thường, khi hít vào gây ra các bệnh như hô hấp, mắt mũi như đau họng, dị ứng mũi, ngứa mắt. Ngoài ra còn khiến cơ thể mệt mỏi, hay bị hụt hơi, đau đầu, buồn nôn… Nếu tiếp xúc thường xuyên, trong thời gian dài gây tổn hại mãn tính trên hệ thần kinh, gan, thận; đặc biệt nếu các chất VOC có trong nước uống, thức ăn thì còn có khả năng gây ung thư, tổn thương đến hệ sinh sản. VOC rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, có thể dẫn đến dị dạng ở thai nhi và tử vong ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: Bao lâu cần thay tấm lọc cho máy lọc không khí Intellipure Compact?
Khói thuốc lá gây ô nhiễm không khí trong nhà
Khói thuốc lá dẫn đến chất lượng không khí trong nhà kém đi là một thực tế dễ dàng nhận thấy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 7000 hóa chất, và hơn 69 chất gây ung thư đã được xác định trong khói thuốc lá và không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Một nghiên cứu cho thấy, hàm lượng khí CO trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép, hàm lượng nicotine ở không khí trong nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3).
Khói thuốc lá chứa nhiều tạp chất hóa học độc hại
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại phơi nhiễm trong không khí khiến chất lượng không khí trong nhà bị ô nhiễm, gây ra tình trạng bệnh ở người. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Đặc biệt những người gián tiếp hút phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ bị bệnh tương tự hoặc có thể nặng hơn nhiều lần.
Các bệnh thường gặp như ung thư phổi, bệnh tim mạch, lão hóa, mất thị lực, hen suyễn, mãn kinh sớm,.. Đặc biệt độc hại với trẻ nhỏ bởi ước tính mỗi năm trên toàn cầu có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.
Độ ẩm trong nhà không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chất lượng không khí
Độ ẩm trong nhà là điều kiện cần để giữ chất lượng không khí trong nhà ở mức ổn định. Tuy nhiên, hiện nay độ ẩm thường quá cao hoặc quá thấp (xuất hiện tình trạng không khí khô), dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật ở người.
Độ ẩm tạo điều kiện thích hợp để nấm mốc phát triển
Độ ẩm không khí cao (trên 70%) là điều kiện tốt để vi sinh vật phát triển, nấm mốc sản sinh. Nấm mốc sản sinh và phát triển mạnh tạo ra những vết loang lổ ở đồ vật, tường nhà, hoặc các vật dụng sinh hoạt lâu ngày không cọ rửa. Nấm mốc gây ra mùi hôi, tanh và ngang khó chịu khiến chất lượng không khí bị ảnh hưởng.
Ở người, khi hít vào dễ gây các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, bệnh ở đường hô hấp dưới như hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tiếp xúc gần với nấm mốc gây các bệnh ngoài kích ứng ngoài da, mắt, mũi và gây dị ứng, cảm giác khó chịu.
Độ ẩm thấp gây khô da, da dễ lão hóa
Ngược lại khi độ ẩm thấp (dưới 30%) cũng khiến chất lượng không khí bị khô, hanh, lạnh. Độ ẩm thấp khiến bề mặt tiếp xúc như da bị thiếu độ ẩm, không căng bóng, mất đi sự đàn hồi. Không khí khô là nguyên nhân dẫn khiến các triệu chứng hen suyễn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, không khí khô cũng khiến những người mắc bệnh viêm phế quản, viêm xoang hoặc các bệnh về đường hô hấp khác gặp trở ngại, có thể gây đau họng.
Độ ẩm trong nhà nên giữ ở mức 30-50%, đây là điều kiện tốt nhất để giữ gìn sức khỏe của chính bạn và bảo vệ chất lượng không khí trong nhà.
Các vật dụng dễ tích bụi bẩn gây ô nhiễm không khí trong nhà
Các vật dụng tích trữ bụi bẩn, dễ hút mùi, lưu trữ mùi lâu như thảm , sofa, rèm cửa,.. gây ô nhiễm chất lượng không khí trong nhà. Sử dụng thảm trải sàn là vật dụng bám bụi, dễ gây ô nhiễm và dị ứng bụi mịn, lông động vật, bào tử nấm, hóa chất, bụi bẩn.
Những bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí dễ dàng dính vào thảm, sofa, rèm trong quá trình dọn dẹp, hút bụi,.. gây hại cho sức khỏe con người. Tiếp xúc gần có thể gây dị ứng, kích ứng ở da, mắt, mũi, hoặc gây hen suyễn, ho khan, viêm phế quản và nguy hiểm đặc biệt đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Thảm dễ tích tụ bụi bẩn, lông động vật
Vệ sinh nhà cửa không thường xuyên và đúng cách
Vệ sinh nhà cửa không thường xuyên không chỉ tích tụ gây bụi bặm, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà. Bụi bặm trong không khí dễ dàng bám vào những vật dụng xung quanh. Đặc biệt là đối với những thiết bị công nghệ như máy tính, bàn phím, máy hút mùi, máy hút bụi, quạt, máy giặt, máy điều hòa hoặc lọc không khí,.. bám rất nhiều bụi bẩn.
Vệ sinh những dụng cụ sinh hoạt, thiết bị công nghệ, nhà cửa thường xuyên để tăng cao chất lượng không khí, giảm những tác nhân, độc chất hóa học gây hại ở người và động vật, thực vật. Đặc biệt đối với những dụng cụ hút gió như cây máy tính, quạt thông gió, quạt hơi nước, màng lọc điều hòa,.. đây là những nơi dễ bám bụi nhất mà chúng ta thường bỏ qua.
Bụi tích tụ lâu ngày gây các bệnh về hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm nhiễm phế quản, dễ gây kích ứng ở người như viêm da, dị ứng hoặc gây ra chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, tinh thần giảm sút bởi mùi hôi, khí độc.
Vệ sinh nhà thường xuyên để giảm tránh bụi bẩn tích tụ lâu ngày
Ô nhiễm không khí trong nhà ngày càng trở nên nghiêm trọng, bắt đầu từ nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do quá trình đốt sinh khối. Chúng ta nên hạn chế khí đốt, ưu tiên sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ môi trường trong lành.
Liên hệ ngay với Chuyên gia của chúng tôi để giải quyết vấn đề không khí ngay tại không gian sống của bạn.
INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ
Hotline / 088 695 5566
Email / hello@intellipure.vn
Website / www.intellipure.vn