Chất lượng không khí và mối liên hệ với vấn đề hô hấp
Dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy gần như toàn bộ dân số thế giới (99%) hít thở không khí có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, vậy chất lượng không khí có mối quan hệ gì với các vấn đề đường hô hấp?
1. Hệ thống hô hấp là gì?
Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Thông qua việc lấy oxy từ môi trường bên ngoài vào cung cấp cho cơ thể, hô hấp đảm bảo cho mọi cơ quan cũng như hoạt động trong cơ thể được diễn ra bình thường.
Hệ hô hấp bao gồm toàn bộ đường hô hấp và 2 lá phổi, được tính từ mũi đến tận các phế nang (mũi, miệng, cổ họng, thanh quản, khí quản và phổi). Trong đó đường hô hấp được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, có cấu tạo và đảm nhiệm những chức năng khác nhau.
Các bộ phận đường hô hấp
Xem thêm: Máy lọc không khí có phải giải pháp cho vấn đề hô hấp?
2. Chất lượng không khí và mối liên hệ với vấn đề hô hấp
2.1. Tại sao chất lượng không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
Không khí chứa rất nhiều bụi bẩn bao gồm chất độc hại, khói bụi, vi sinh vật và vi khuẩn. Việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài dễ gây ra các vấn đề về hệ hô hấp bởi hệ hô hấp là nơi đầu tiên tiếp xúc trực tiếp và tiếp nhận không khí từ bên ngoài.
Hệ hô hấp là nơi tiếp nhận không khí đầu tiên như mũi bởi vậy những vi khuẩn, khí độc dễ dàng đi vào theo đường mũi, miệng và xâm nhập vào cơ thể con người gây ra những bệnh cho hệ hô hấp và những cơ quan khác trong cơ thể.
Hệ hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí bẩn
2.2. Chất lượng không khí ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp như thế nào?
Bệnh hen suyễn ở người
Một trong những ảnh hưởng tiêu cực nhất của không khí đến hệ hô hấp là thực trạng bệnh hen suyễn ở người. Hen suyễn là tình trạng đường thở của bạn bị hẹp lại, sưng lên và có thể tiết thêm chất nhầy, có thể gây ra các triệu chứng khó thở và gây ra ho, âm thanh như tiếng huýt sáo (thở khò khè) khi bạn thở ra và thở gấp. Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và có thể đến và đi theo thời gian.
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát và các giai đoạn của bệnh thường thay đổi theo thời gian, môi trường. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm quá lâu, người bệnh sẽ gặp những khó khăn trong quá trình chữa trị, có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Hen suyễn ở người do không khí ô nhiễm
Hen suyễn đã ảnh hưởng đến khoảng 262 triệu người vào năm 2019 và gây ra 455.000 ca tử vong (WHO). Hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gần 7 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí mỗi năm.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Chất lượng không khí suy yếu gây ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Khi con người hít thở bình thường, niêm mạc đường hô hấp trên sẽ là nơi tiếp nhận không khí đầu tiên, thực hiện các nhiệm vụ làm ẩm, sưởi ấm, lọc sạch một phần trước khi đưa vào khí quản. Niêm mạc các cơ quan hô hấp chứa các lông nhỏ hoặc dịch nhầy.
Lớp dịch nhầy có vai trò kết dính các phân tử bụi, vi khuẩn và virus có trong không khí khi hít vào, tránh không cho chúng xâm nhập vào gây hại cho các cơ quan hô hấp dưới. Lông mao trên bề mặt niêm mạc hệ hô hấp cũng có tác dụng tương tự, là nơi bám bụi bẩn và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, do bám giữa virus, vi khuẩn cùng bụi bẩn mà niêm mạc cơ quan hô hấp trên có thể bị tấn công gây viêm nhiễm.
Hầu hết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên không quá nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho người bệnh, song triệu chứng bệnh kéo dài, dễ tái phát lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân.
Đường hô hấp bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
Chất lượng không khí kém có thể dẫn đến bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi.
Các triệu chứng phổ biến nhất của COPD là khó thở, ho mãn tính (đôi khi có đờm) và cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng COPD có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường chất lượng không khí suy giảm.
Đây là một vấn đề đường hô hấp thường gặp phải khi xuất hiện sự phơi nhiễm khí độc hại trong không khí. Theo số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Việt Nam có đến 4,2% dân số mắc COPD.
Theo WHO, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trên toàn cầu trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. Tại Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở người
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm) và gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (WHO).
Bệnh ung thư phổi
Viện Ung thư MD Anderson (Mỹ) cho biết hơn 70% trường hợp ung thư là do yếu tố môi trường trong đó có ô nhiễm không khí. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (America Lung Association), ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi (đặc biệt là ô nhiễm không khí dạng hạt).
Ô nhiễm hạt là sự kết hợp của các hạt rắn và lỏng nhỏ trong không khí và có thể được tạo thành từ một số thành phần, chẳng hạn như axit, hóa chất hữu cơ, kim loại, đất và các hạt bụi. Nó có thể được phát ra trực tiếp từ bếp củi, cháy rừng, xe cộ và các nguồn khác, và nó cũng có thể hình thành từ các loại ô nhiễm khác đến từ các nguồn như nhà máy điện.
Vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xem xét tất cả các nghiên cứu khoa học hiện có và kết luận rằng các hạt vật chất gây ra ung thư phổi. WHO thống kê trên thế giới ô nhiễm không khí ước tính gây ra khoảng 16% ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm và con số này chưa có dấu hiệu giảm.
Ung thư phổi do tiếp xúc với không khí ô nhiễm quá lâu
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề hô hấp. Hệ hô hấp là nơi trực tiếp tiếp nhận không khí từ bên ngoài môi trường, tạo sự trao đổi khí, duy trì sự sống cơ thể. Chất lượng không khí tốt giúp cải thiện hệ sinh thái tự nhiên, nâng cao sức khỏe cộng động, đặc biệt tránh những tổn thương tiêu cực đến hệ hô hấp.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] “Ambient Air Pollution.” Www.who.int, www.who.int/data/gho/data/themes/topics/indicator-groups/indicator-group-details/GHO/ambient-air-pollution#:~:text=Worldwide%2C%20ambient%20air%20pollution%20is.
[2] —. “Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD).” World Health Organization: WHO, 2023, www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chronic-obstructive-pulmonary-disease-(copd).
[3] “The Connection between Lung Cancer and Outdoor Air Pollution.” Www.lung.org, 20 June 2016, www.lung.org/blog/lung-cancer-and-pollution.
_
Nếu bạn muốn thay đổi hoàn toàn chất lượng không khí trong không gian sống của mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý không khí của chúng tôi.
INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ
Hotline / 088 695 5566
Email / hello@intellipure.vn
Website / www.intellipure.vn