Những tác nhân ô nhiễm ngoài trời xâm nhập vào trong nhà bằng cách nào?
Ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân dẫn đến hơn 4 triệu ca tử vong sớm theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Chất lượng không khí trong nhà suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, môi trường và kinh tế xã hội. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể lây truyền trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Vậy những tác nhân ô nhiễm ngoài trời có thể xâm nhập vào trong nhà bằng cách nào?
1. Ô nhiễm không khí
WHO đánh giá ô nhiễm không khí trở thành vấn đề toàn cầu được quan tâm và lo ngại nhiều nhất. Chất lượng không khí quyết định đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của môi trường xung quanh. Khi các thành phần không khí bị đảo trộn, thay thế bằng những tác động tiêu cực, đó là lúc không khí bị ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí ngoài trời
Ô nhiễm không khí bao gồm ô nhiễm ngoài trời và ô nhiễm trong nhà. Ô nhiễm không khí ngoài trời thường do những yếu tố như quá trình sản xuất, quá trình công nghiệp, các dự án xây dựng, sự phát triển của đô thị hóa hoặc giao thông vận tải. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể bắt nguồn từ độ ẩm và nhiệt độ, sự sản sinh vi sinh vật hoặc các hóa chất độc hại trong quá trình sinh hoạt.
Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời có tác động trực tiếp đến nhau. Sự xâm nhập của khói bụi ngoài trời có thể khiến không khí trong nhà giảm sút về chất lượng. Ngược lại, những khí độc, bụi bẩn bên trong tràn ra môi trường ngoiaf cũng gây những tác động tiêu cực tương tự.
Hậu quả của ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm không khí không chỉ gây ra những vấn đề về hô hấp, tim mạch ở người mà còn làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và gia tăng sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn làm tăng gánh nặng kinh tế giảm GDP khu vực. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới về “Chi phí sức khỏe toàn cầu do ô nhiễm không khí PM2.5”, ô nhiễm không khí đã tổn thất 8,1 nghìn tỷ USD, tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Con số này đang không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
2. 4 “con đường” khiến bụi bẩn ngoài trời xâm nhập vào trong nhà
2.1. Mở các hệ thống cửa khiến bụi bẩn tràn vào nhà
Mở các hệ thống cửa khiến bụi bẩn tràn vào nhà, thậm chí là khí độc hại. Khi các hệ thống cửa được mở tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, khí độc, đặc biệt là bụi mịn xâm nhập vào không gian bạn. Ngoài ra, khi nhà bạn nằm ở vị trí mặt đường, tiếp giáp với nhiều khu công nghiệp, xây dựng, mở cửa không đem lại sự an toàn cho chất lượng không khí nhà bạn.
Mở cửa khiến ô nhiễm dễ dàng xâm nhập không gian sống của bạn
2.2 Bụi bẩn có thể len lỏi vào trong nhà khi đóng cửa thông qua các kẽ hở
Bụi bẩn có thể len lỏi vào trong nhà khi đóng cửa thông qua các kẽ hở. Những kẽ hở nhỏ trong quá trình xây dựng nhà như khe cửa, hệ thống đường ống hay hệ thống điều hòa cũng có thể trở thành nơi vi khuẩn xâm nhập khiến ngôi nhà trở nên ô nhiễm không khí.
Những tác nhân gây ô nhiễm không khí này có thể tiếp xúc trực tiếp gây ra những vấn đề về hô hấp, tim mạch, da, hoặc thậm chí là ung thư, tử vong ở người.
Bụi bẩn xâm nhập thông qua những khe cửa
2.3. Bụi bẩn bám dính vào quần áo, giày dép, tóc khi tiếp xúc với không khí bên ngoài
Thay vì xâm nhập trực tiếp, bụi bẩn có thể xâm nhập gián tiếp vào ngôi nhà bạn. Bụi bẩn bám dính vào quần áo, giày dép, tóc khi tiếp xúc với không khí bên ngoài gây suy giảm chất lượng không khí trong nhà. Ngay khi bạn bước khỏi không gian trong nhà, vi khuẩn, bụi bẩn, khí độc đã sẵn sàng tấn công và bám dính trên cơ thể bạn.
Các tác nhân ô nhiễm ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với con người
2.4. Hệ thống điều thông gió, điều hòa hỏng
Hệ thống thông gió, điều hòa hư hỏng cũng là nguyên nhân khiến bẩn ngoài trời xâm nhập vào trong nhà gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hiện nay, chất lượng không khí trong nhà đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống điều hòa và thông gió là những thiết bị bổ trợ không khí quan trọng cho ngôi nhà bạn.
Hệ thống điều hòa, thông gió hỏng sẽ khiến cho vi sinh vật, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tồn tại và phát triển trong không gian nhà bạn. Khí độc sẽ không được đẩy ra ngoài, không gian sẽ trở nên bí bách, thiếu khí tươi nghiêm trọng.
Hệ thống thông gió bị hỏng
Đồng thời, các thiết bị hỗ trợ chất lượng không khí bị hỏng khiến ngôi nhà bạn khó kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ. Điều này tạo điều kiện, môi trường tốt cho vi sinh vật bao gồm vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn.
3. Một số lưu ý giúp ngăn cản sự xâm nhập bụi bẩn ngoài trời vào trong nhà
Chất lượng không khí trong nhà lành mạnh giúp duy trì môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp ngăn cản sự xâm nhập của bụi bẩn ngoài trời vào trong nhà và bảo vệ chất lượng không khí.
3.1. Đóng cửa khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ không khí
Khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ không khí như máy lọc không khí, máy cấp ẩm, máy bù ẩm, hệ thống thông gió, bạn cần đóng tất cả các hệ thống cửa. Đóng chặt các hệ thống cửa giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn, khí độc trong quá trình lọc. Nếu mở các lỗ thông khí như cửa sổ, cửa ra vào, không khí và các tác nhân gây ô nhiễm sẽ bị trộn lẫn và khó có thể lọc sạch được bụi bẩn.
Đóng cửa khi sử dụng các thiết bị hỗ trợ giúp tăng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị giúp khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí chất lượng hơn. Đồng thời, điều này cũng bảo vệ được động cơ của các thiết bị, duy trì được tuổi thọ cao hơn.
Đặc biệt, đối với những ngôi nhà gần sát mặt đường, nơi có nhiều phương tiện di chuyển hay gần các công trình xây dựng, khu công nghiệp, đóng cửa là biện pháp giúp bảo vệ chất lượng không khí trong nhà ở mức an toàn nhất.
Đóng cửa để giữ chất lượng không khí an toàn
3.2. Rửa tay, vệ sinh sạch trước khi vào trong nhà
Rửa tay, vệ sinh sạch trước khi vào trong nhà giúp ngăn cản những bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào không gian nhà bạn. Khi chúng ta tiếp xúc với môi trường ngoài, khói bụi, khí độc, khói xe cộ, bụi mịn bám vào các chúng ta thông qua quần áo, giày dép, tóc, thập chí là những đồ dùng tiếp xúc bề mặt với không khí như cặp sách, mũ…Điều này khiến ô nhiễm ngoài trời gián tiếp xâm nhập vào không gian sống.
Rửa tay trước khi vào nhà là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
Rửa tay sạch sẽ trước khi vào nhà
3.3. Bảo trì và thay các màng lọc của điều hòa thường xuyên
Bảo trì và thay các màng lọc của điều hòa thường xuyên giúp hạn chế sự bám dính của các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng. Thông thường, chúng ta nên thay mới màng lọc sau 12 – 18 tháng sử dụng. Tuy nhiên, nếu khu vực bạn quá ô nhiễm, công việc này có thể thực hiện ngày sau 9 – 12 tháng sử dụng.
Bảo trì hệ thống màng lọc điều hòa thường xuyên còn giúp giảm những bụi bẩn bám trên màng lọc, gia tăng tuổi thọ của điều hòa và đảm bảo quá trình cung cấp không khí được lành mạnh, tươi sạch. Đồng thời, bảo trì thường xuyên còn giúp kiểm soát hệ thống động cơ, tránh trường hợp hỏng nặng hoặc hư hỏng lây sang khác hệ thống khác.
Bảo trì màng lọc thường xuyên
Ô nhiễm không khí luôn là những nỗi lo hàng đầu đe dọa đến sức khỏe con người. Việc ngăn cản sự tấn công của những tác nhân gây ô nhiễm giúp chất lượng không khí trở nên trong lành, thư giãn và cải thiện chất lượng cuộc sống con người một cách an toàn, lành mạnh nhất.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] Bank, World. The Global Health Cost of PM2.5 Air Pollution. Openknowledge.worldbank.org, Washington, DC: World Bank, 31 Jan. 2022, openknowledge.worldbank.org/entities/publication/c96ee144-4a4b-5164-ad79-74c051179eee.