Tháp lọc không khí có thực sự hiệu quả?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của mỗi khu vực mà trở thành vấn đề chung của toàn cầu. Trước diễn biến phức tạp của ô nhiễm, tháp lọc không khí ra đời nhằm mục đích cải thiện chất lượng không khí xung quanh. Vậy thấp lọc không khí có thực sự hiệu quả?
1. Tháp lọc không khí
Vào năm 2018, Trung Quốc xây tháp lọc không khí đầu tiên cao hơn 91m ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, để đối phó với vấn đề ô nhiễm không khí nặng nề. Các nhà vận hành tháp lọc khổng lồ này tuyên bố đây là “tháp lọc không khí lớn nhất thế giới” (Theo Báo International Business Times).
Đến năm 2019, tháp lọc không khí được ứng dụng tại một công viên ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 28.03 với nhiệm vụ thanh lọc không khí xung quanh khu vực. Thiết bị được thiết kế bởi công ty kiến trúc Studio Symbiosis, có văn phòng ở Ấn Độ và Đức, tháp chứa tới 5 “khối” lọc không khí xếp chồng lên nhau bên trong một lớp vỏ hình học.
Tháp lọc không khí chạy bằng quạt, có thể làm sạch không khí trong bán kính từ 200 – 500m (656 – 1.640 feet). Hiệu suất và tốc độ của tháp lọc phụ thuộc vào tốc độ gió và mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh.
Tháp lọc không khí ở Ấn Độ được đặt tên là Verto, thiết bị cao 5,5m (18 feet) giúp giảm mức độ nito đioxit và các hạt mịn nguy hiểm ở quần thể công viên Sunder Nursery của New Delhi bằng cách lọc 600.000m3 không khí mỗi ngày, tương đương với thể tích của 273 khinh khí cầu.
Tháp lọc không khí tại Trung Quốc
Để giảm tác động đến môi trường của hệ thống tháp lọc không khí, Studio Symbiosis đã lắp đặt những chiếc quạt “thông minh” tiết kiệm năng lượng, thay đổi tùy theo điều kiện địa phương như chạy chậm lại khi mức độ ô nhiễm thấp hoặc khi gió mạnh cung cấp luồng không khí tự nhiên.
Mỗi tòa tháp tiêu thụ điện năng với tốc độ tương đương với máy hút bụi công nghiệp “nhưng với luồng không khí gấp 100 lần”. Các bộ lọc cần được thay từ 3 – 9 tháng một lần và có thể tái chế. Tiếng ồn do tháp tạo ra tối đa là 75 decibel, tương tự như tiếng ồn của máy xay sinh tố tiêu chuẩn trong nhà bếp.
2. Tháp lọc không khí có thực sự hiệu quả?
2.1. Cung cấp không khí sạch
Tháp lọc không khí cung cấp không khí sạch cho khu vực xung quanh. Theo nhà khoa học Cao Junji, kể từ khi máy lọc không khí khổng lồ này đi vào thử nghiệm từ đầu năm 2018 đã mang lại sự cải thiện rõ rệt về chất lượng không khí. Với công suất lớn, tháp lọc có thể tạo ra hơn 10 triệu m3 không khí sạch mỗi ngày, giúp cung cấp nguồn không khí tươi sạch cho khu vực và bảo vệ sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài.
Tháp lọc không khí cung cấp không khí sạch hiệu quả
2.2. Giảm nồng độ bụi mịn trong không khí
Tháp lọc không khí có vai trò trong việc giảm thiểu nồng độ bụi mịn trong không khí. Tháp lọc giảm thành công khói mù xuống mức trung bình trong nhiều ngày khi ô nhiễm không khí ở mức cực cao. Chân tháp bao phủ khu vực rộng bằng một nửa sân bóng đá, bao gồm nhiều nhà kính.
Hệ thống lọc của chiếc tháp hoạt động thông qua việc hút không khí ô nhiễm vào các nhà kính xung quanh, nơi được đốt nóng bằng năng lượng mặt trời. Sau đó, lượng không khí nóng bốc lên chạy qua tháp và đi qua nhiều lớp lọc để làm sạch không khí.
Bụi mịn PM2.5 ở Ấn Độ
Các lớp lọc của tháp có vai trò loại bỏ những tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm khí độc, khói bụi, bụi mịn xung quanh khu vực. Điều này giúp giảm thiểu hiệu quả bụi mịn, đặc biệt là PM2.5 trong không khí.
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Cao Junji, một nhà hóa học tại Học viện Khoa học Trung Quốc và là người đứng đầu dự án cho thấy mức giảm 19% PM2.5 trên 3,86 dặm vuông ở vùng lân cận tòa tháp. Tháp lọc không khí giải quyết được vấn đề các ô nhiễm không khí bởi các hạt bụi mịn độc hại trong môi trường ngoài.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa quá trình đô thị hoá và ô nhiễm không khí?
2.3. Tiết kiệm năng lượng
Tháp lọc không khí tiêu tốn ít nguồn năng lượng giúp tiết kiệm chi phí sử dụng cho toàn khu vực. Tháp lọc sử dụng rất ít điện, chủ yếu hoạt động nhờ năng lượng Mặt Trời và hầu như không đòi hỏi bất kỳ nguồn điện nào vào ban ngày.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý về chi phí sản xuất và bảo trì máy rất cao, tốn kém và có thể không phù hợp với những khu vực kém phát triển, các vùng quê khó khăn nhưng mức độ ô nhiễm rất cao.
Tháp lọc không khí tiết kiệm năng lượng
3. Những quốc gia nào đang sử dụng tháp lọc không khí?
Hiện nay, tháp lọc không khí được ứng dụng thử nghiệm và sử dụng ở hai khu vực có mức độ ô nhiễm ở mức cao nhất là Trung Quốc và Ấn độ.
3.1. Tây An, Trung Quốc
Tháp lọc không khí được ứng dụng ở Trung Quốc năm 2018 để khắc phục tình trạng ô nhiễm nặng nề ở đây. Tính trên toàn Trung Quốc, tình trạng khói mù dày đặc xuất hiện ở 25/31 tỉnh thành, bao phủ hơn 100 thành phố lớn hoặc cấp trung, lan rộng trên diện tích 1.400.000 km2 và ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người.
Tháp lọc không khí cao hơn 91m (328 feet) ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tháp được xây dựng và hiện đang được thử nghiệm bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Môi trường Trái đất thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. Các nhà kính có kích thước bằng nửa sân bóng đá phủ kín chân tháp. Không khí ô nhiễm được nhà kính hút và làm nóng lên bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời. Do được sưởi ấm, không khí bốc lên qua tháp đi qua các bộ lọc khác nhau và được làm sạch.
Ngoài Tây An, một số khu vực của Trung Quốc như Bắc Kinh cũng lắp đặt và ứng dụng hệ thống tháp lọc không khí để giảm thiểu thực trạng ô nhiễm ngoài trời.
Tháp lọc không khí ở Tây An, Trung Quốc
3.2. New Delhi, Ấn Độ
Tháp lọc không khí được ứng dụng ở New Delhi, Ấn Độ vào 23.08.2019. Tháp lọc có hiệu suất lọc 600.000m3 không khí mỗi ngày và cung cấp chất lượng không khí sạch cho khu vực. Thiết bị cao 5,5m có thể làm sạch không khí và loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm bụi mịn trong khoảng bán kính từ 200 – 500m.
Tháp lọc không khí ở Ấn Độ
Tháp lọc không khí là giải pháp giúp lọc sạch không khí ngoài trời nhằm ngăn chặn sự tác động tiêu cực của các yếu tố như khí độc, bụi mịn trong không khí. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống tháp lọc không khí, chúng ta nên cân nhắc bởi đây là phát minh mới và chi phí để sử dụng chúng rất cao.
THAM KHẢO
[1] “Why Delhi Is so Polluted.” The Economist, www.economist.com/the-economist-explains/2018/11/14/why-delhi-is-so-polluted?gclid=CjwKCAjwsvujBhAXEiwA_UXnADiRTF8ouxlzyM1VU1FCSMYI-WjLoJQ4ScaSh7mcQ6II_SvXGyR1VBoCj7AQAvD_BwE&gclsrc=aw.ds. Accessed 7 June 2023.