5 vấn đề về mắt phổ biến do ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe toàn cầu dẫn đến hơn 7 triệu ca tử vong mỗi năm và chi phí kinh tế tương đương hơn 8 nghìn tỷ USD (theo Báo cáo Chất lượng không khí Thế giới IQair năm 2022). Đa số mọi người thường quan tâm đến những vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp, tim mạch, phổi và thường bỏ qua những vấn đề liên liên quan đến mắt. Vậy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí xảy ra khi thành phần tự nhiên trong không khí bị thay thế bởi những tác nhân gây hại như chất độc hóa học, khói bụi, rác thải và quá trình sinh hoạt của con người. Ô nhiễm không khí xảy ra ở hầu hết mọi khu vực, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất ở những nước đang phát triển và lãnh thổ nghèo, khó khăn.
Trong những năm qua, Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận ô nhiễm không khí là vấn đề toàn cầu và cần được ứng phó khẩn cấp. Ô nhiễm không khí có thể chia làm 2 loại: ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm gấp 2-5 lần so với ô nhiễm không khí ngoài trời.
Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019. Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí gây ra gánh nặng kinh tế toàn cầu tiêu tốn tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, chi phí dao động từ mức tương đương 1,7% GDP ở Bắc Mỹ, đến 9,3% ở Đông Á và Thái Bình Dương, và 10,3% ở Nam Á (Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới về “Chi phí sức khỏe toàn cầu do ô nhiễm không khí PM2.5”).
Thực trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng
5 vấn đề về mắt phổ biến do ô nhiễm không khí
Trong nhiều thập kỷ, ô nhiễm không khí liên quan chặt chẽ đến vấn đề sức khỏe của con người. Ô nhiễm không khí không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, tim mạch mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về mắt. Dưới đây là những căn bệnh về mắt thường gặp do ô nhiễm không khí gây ra mà bạn có thể chưa biết.
1. Kích ứng mắt
Kích ứng mắt là trường hợp phổ biến nhất mà mắt khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí. Kích ứng mắt bao gồm các triệu chứng như bỏng rát, mẩn đỏ, chảy nước mắt. Mắt là bề mặt dễ tiếp xúc với những chất ô nhiễm trong không khí, mắt rất nhạy cảm và dễ mẩn đỏ nếu không khí chứa nhiều chất bụi bẩn và độc hại.
Sự phơi nhiễm các chất hóa học độc hại, bụi bẩn trong không khí, khi tiếp xúc lâu dài, các triệu chứng về mắt có thể trở nên tồi tệ hơn và bao gồm ngứa, tiết dịch, cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nghiễm trọng hơn, mắt có thể trở nên khó khăn về thị giác và khả năng nhìn màu bị suy giảm dẫn đến các tật khúc xạ. Ở một số người, ô nhiễm không khí có thể gây dị ứng với đỏ, ngứa, tiết dịch và sưng mắt (đôi khi thậm chí khó mở mắt) gây khó khăn trong việc sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Mắt bị kích ứng do khói bụi, các chất độc hại trong không khí
2. Hội chứng khô mắt (DES)
Vấn đề về mắt dễ gặp phải khi sống trong ô nhiễm không khí là hội chứng khô mắt (DES). Hội chứng xảy ra khi mắt không thể tiết đủ nước hoặc nước mắt bốc hơi quá nhanh dẫn tới mắt không đủ độ ẩm và được nuôi dưỡng đúng cách.
Đây là một rối loạn của màng phim nước mắt, trước mắt dẫn đến tổn thương bề mặt nhãn cầu và có liên quan đến các triệu chứng khó chịu ở mắt. DES còn được gọi là viêm giác mạc sicca (KCS), viêm giác mạc sicca, hội chứng sicca, xerophthalmia, bệnh khô mắt (DED), bệnh bề mặt nhãn cầu (OSD) hoặc hội chứng tiết nước mắt rối loạn chức năng (DTS), hoặc đơn giản là khô mắt.
Các triệu chứng về mắt bao gồm khô rát, nhức mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau nhức hốc mắt, bị ảo ảnh hoặc mờ tầm nhìn,.. Hội chứng khô mắt có thể gây ra hai biến chứng thường gặp là viêm giác mạc và viêm kết mạc khiến tầm nhìn bị hạn chế và mệt mỏi khi bắt đầu một công việc, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Bệnh khô mắt thường gặp khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí
3. Bệnh tăng nhãn áp
Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tăng nhãn áp ở mắt, một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa. Tăng nhãn áp thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Nguyên nhân xảy ra tăng nhãn áp có thể là do chấn thương hoặc tác động hóa học đối với mắt, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, các mạch máu bị chặn bên trong mắt và các tình trạng viêm vùng mắt.
Trong số các chất gây ô nhiễm không khí, PM 2.5 là một trong những yếu tố dự đoán mạnh nhất là dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. PM2.5 không chỉ liên quan đến bệnh phổi và tim mạch và các tình trạng của hệ thần kinh trung ương như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và đột quỵ mà còn gây ra các bệnh về mắt (Theo nghiên cứu “Các biến thể và xu hướng dịch tễ học về gánh nặng sức khỏe của bệnh tăng nhãn áp trên toàn thế giới”).
Theo Viện Y tế Quốc Gia ước tính có khoảng 57,5 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng nhãn áp với tỷ lệ toàn cầu là 2,2%, ở châu Âu 7,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng nhãn áp và tổng tỷ lệ hiện mắc là 2,51%.
Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới, chiếm 8% số người mù trong năm 2010 (Pascolini & Mariotti 2012). Bệnh tăng nhãn áp đã ảnh hưởng đến 64,3 triệu người vào năm 2013, con số này sẽ tăng lên 76,0 triệu vào năm 2040 và hơn nữa là 111,8 triệu vào năm 2040 (Tham et al. 2014).
Bệnh tăng nhãn áp gây tỷ lệ mù lòa cao
Bệnh tăng nhãn áp không dễ phát hiện và do đó có thể không được chẩn đoán, do đó dẫn đến mất thị lực không hồi phục. Hầu hết bệnh nhân tăng nhãn áp bị khiếm khuyết thị lực trong các nhiệm vụ liên quan đến thị lực trung tâm, di chuyển bên ngoài nhà, khó đi lại, leo cầu thang, nhận dạng khuôn mặt và lái xe. Theo Nghiên cứu “Bệnh tăng nhãn áp và chất lượng cuộc sống”, bệnh tăng nhãn áp là một yếu tố dự báo trầm cảm đáng kể sau khi điều chỉnh các yếu tố nhân khẩu học và nhiều bệnh đi kèm với tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 10%.
4. Đục thủy tinh thể
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về mắt trong đó có đục thủy tinh thể. Trong không khí chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá (chứa hơn 7000 chất độc hại trong đó có tới có khoảng 70 chất nguy hiểm dẫn đến ung thư).
Đục thủy tinh thể tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Cấu trúc protein bị xáo trộn làm thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi và độ dày của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục làm cản trở, không cho ánh sáng đi qua, gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
Đục thủy tinh thể gây giảm thị lực ở người
Bệnh lý đục thể thủy tinh được chia thành 4 mức độ: đục bắt đầu, đục tiến triển, đục gần hoàn toàn và đục hoàn toàn. Theo WHO, đục thuỷ tinh thể là căn bệnh gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25- 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 do đục thuỷ tinh thể. Tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở độ tuổi khác nhau: 55 đến 64 (4,5%), từ 75- 84 tuổi tăng gần 46%.
Tại châu Á, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 50% các dạng mù, nữ giới mắc bệnh cao hơn nam. Ở Việt Nam, theo Viện Mắt Trung ương, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 60% các loại mù trong đó nữ đục thể thuỷ tinh 2 mắt chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.
Xem thêm: 5 lợi ích của việc đo lường các chỉ số chất lượng không khí
5. Bệnh viêm màng bồ đào
Bệnh viêm màng bồ đào là căn bệnh xảy ra do ô nhiễm không khí, xuất hiện khi viêm nhiễm, chấn thương, nhiễm chất độc hoặc rối loạn điều hòa miễn dịch. Những chất độc hại trong khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến viêm màng đào.
Sự phơi nhiễm những chất độc hại của khói thuốc lá trong không khí dẫn đến ô nhiễm không khí và gây ra bệnh viêm màng bồ đào. Bệnh nhân mắc viêm màng bồ đào thường bị cương tụ mạch máu ở kết mạc hoặc xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, nhìn mờ, đau nhức, nhìn thấy nhiều bóng đen hoặc đau mắt trong thời gian dài và liên tục. Một số dấu hiệu thường gặp là bệnh nhân thấy nhìn mờ hình ảnh và cảm giác như có một lớp màng bọc sương xung quanh tầm nhìn.
Phơi nhiễm các chất độc hại trong không khí gây viêm màng bồ đào
Viêm màng đào tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra những biến chứng như dính đồng tử hoặc bít đồng tử. Tổn thương nặng có thể gây mù loà và biến chứng tăng nhãn áp do cản trở lưu thông thuỷ dịch từ khoang sau ra khoang trước của nhãn cầu. Nguy hiểm hơn có thể gây ra đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí teo nhãn cầu, nguy cơ mù lòa rất lớn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh nghiêm trọng về mắt trong đó kích ứng mắt, tăng nhãn áp và bệnh khô mắt là hậu quả trực tiếp nhất của ô nhiễm không khí. Để bảo vệ mắt, chúng nên giữ chất lượng không khí ở mức an toàn và vệ sinh mắt thường xuyên để đề phòng trước những hệ lụy nguy hiểm
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] “The Cost of Air Pollution – OECD.” Www.oecd.org, www.oecd.org/env/tools-evaluation/thecostofairpollution.htm.
[2] “Air Pollution and Eye Health – How Does It Affect Your Sight? | Air Quality Tracker Airly.” Airly.org, airly.org/en/air-pollution-and-eye-health-how-does-it-affect-your-sight/. Accessed 28 Apr. 2023.
[3] Lin, Chia-Ching, et al. “The Adverse Effects of Air Pollution on the Eye: A Review.” International Journal of Environmental Research and Public Health, vol. 19, no. 3, 1 Jan. 2022, p. 1186, www.mdpi.com/1660-4601/19/3/1186, https://doi.org/10.3390/ijerph19031186.
[4] “World’s Most Polluted Cities in 2022 – PM2.5 Ranking | IQAir.” Www.iqair.com, www.iqair.com/us/world-most-polluted-cities?continent=59af92713e70001c1bd78e4e&country=&state=&sort=-rank&page=1&perPage=50&cities=. Accessed 28 Apr. 2023.
[5] Allison, Karen, et al. “Epidemiology of Glaucoma: The Past, Present, and Predictions for the Future.” Cureus, vol. 12, no. 11, 24 Nov. 2020, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7769798/, https://doi.org/10.7759/cureus.11686.
[6] “Pascolini, D. And Mariotti, S.P. (2012) Global Estimates of Visual Impairment 2010. The British Journal of Ophthalmology, 96, 614-618. – References – Scientific Research Publishing.” Www.scirp.org, www.scirp.org/(S(czeh2tfqw2orz553k1w0r45))/reference/referencespapers.aspx?referenceid=1410993.
[6] Pascolini, Donatella, and Silvio Paolo Mariotti. “Global Estimates of Visual Impairment: 2010.” The British Journal of Ophthalmology, vol. 96, no. 5, 2012, pp. 614–8, www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22133988, https://doi.org/10.1136/bjophthalmol-2011-300539.
[7] Tham, Yih-Chung, et al. “Global Prevalence of Glaucoma and Projections of Glaucoma Burden through 2040.” Ophthalmology, vol. 121, no. 11, Nov. 2014, pp. 2081–2090, www.aaojournal.org/article/S0161-6420(14)00433-3/fulltext, https://doi.org/10.1016/j.ophtha.2014.05.013.
[8] Fea, Antonio Maria, et al. “Glaucoma Quality of Life.” Journal of Ophthalmology, vol. 2017, 2017, p. 4257151, www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5540390/, https://doi.org/10.1155/2017/4257151.