Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

  • Home
  • Cơ bản
  • Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định ô nhiễm không khí là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm do bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, ngoài ra còn do nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Vậy ô nhiễm không khí tác động như thế nào đến hệ miễn dịch? 

Ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí là hiện tượng những thành phần tự nhiên bị thay đổi đa phần do khói bụi công nghiệp, quá trình đốt sinh khối và sự thế chỗ của các chất hóa học độc hại làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, gây bệnh tật ở người và làm chậm quá trình phát triển của động – thực vật. 

Ô nhiễm không khí xảy ra ở hầu hết mọi khu vực, tập trung nhiều nhất ở những nước nghèo hoặc đang phát triển do nhu cầu sống, chất lượng cuộc sống và khả năng nhận thức còn chưa cao.

Dữ liệu từ Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Disease – GBD) cho thấy ô nhiễm không khí được cho là nguyên nhân dẫn đến ước tính có 2.313.991 ca tử vong, chiếm 4.1% tổng số ca tử vong. Bên cạnh đó ô nhiễm không khí từ các hạt vật chất mịn đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong sớm và 93 tỷ ngày sống chung với bệnh tật vào năm 2019.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới về “Chi phí sức khỏe toàn cầu do ô nhiễm không khí PM2.5”, chi phí y tế toàn cầu cho tỷ lệ tử vong và bệnh tật do tiếp xúc với ô nhiễm không khí PM2.5 vào năm 2019 là 8,1 nghìn tỷ USD, tương đương 6,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại về sức khỏe, môi trường mà còn làm sụt giảm, gây gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.

Hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các cơ quan, tế bào và protein giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời bảo vệ các tế bào của chính cơ thể. Hệ miễn dịch phân bố ở nhiều vị trí trong cơ thể bao gồm: hệ thống tiêu hóa, cổ họng, tủy xương, da, hạch bạch tuyết, lá lách, niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, chứa hàng triệu kháng nguyên khác nhau giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa những tác nhân gây hại tấn công cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì thể trạng ổn định.

Hệ thống miễn dịch ngăn ngừa các vi khuẩn có hại 

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Theo dữ liệu từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), khoảng 4 triệu người đã mất vào năm 2019 do tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt mịn ngoài trời, với tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở Đông Á và Trung Âu. Vậy ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến hệ miễn dịch? 

Tiếp xúc lâu trong môi trường ô nhiễm không khí làm suy yếu, phá vỡ hệ miễn dịch 

Ô nhiễm không khí làm suy yếu và phá vỡ hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể yếu đi, mất khả năng phòng bị những yếu tố độc hại xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già, hệ thống miễn dịch còn yếu, hít thở lâu trong không khí bị ô nhiễm có nguy cơ dẫn đến phá vỡ hệ thống miễn dịch, không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính hoặc viêm phổi… 

WHO thống kê mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí (tập trung nhiều vào trẻ em dưới 5 tuổi). WHO đưa ra dự tính khoảng 3 – 5% trẻ em trên toàn thế giới sinh ra với khuyết tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường, đây là một ảnh hưởng nặng nề đến thế hệ toàn mới trên toàn cầu. 

Hệ thống miễn dịch yếu gây ra tình trạng tử vong sớm cao. Vào năm 2020, ô nhiễm không khí đã khiến hơn 160.000 người tử vong tại 5 thành phố lớn nhất thế giới, cao nhất là ở Delhi (Ấn Độ) với 54.000 người chết, 15 % số ca tử vong trên thế giới là do ô nhiễm không khí ngoài trời dạng hạt mịn (GBD).

Không khí ô nhiễm kích hoạt giải phóng các tế bào bạch cầu từ tủy xương vào dòng máu

Ô nhiễm cũng có thể gây viêm nhiễm lan rộng bằng cách kích hoạt giải phóng các tế bào bạch cầu từ tủy xương vào dòng máu. Ô nhiễm không khí làm giảm hệ thống miễn dịch, khi hệ thống miễn dịch suy yếu, những vi khuẩn có hại, chất độc hóa học dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm về máu.

Dòng tế bào bạch cầu có thể làm thay đổi tính toàn vẹn của các mạch máu, nếu giảm bạch cầu (bạch cầu trung tính) nghiêm trọng, nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và nấm tăng lên. Bạch cầu trung tính là cơ chế phòng vệ chính của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Khi giảm bạch cầu trung tính, phản ứng viêm với các nhiễm trùng không hiệu quả.

Phơi nhiễm nhiều chất gây ô nhiễm không khí và tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu, người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Xem thêm: Cách đo lường bụi mịn PM2.5

Ô nhiễm không khí chứa các vi khuẩn xâm nhập vào bạch cầu 

Hít nhiều ô nhiễm không khí gây nhiễm trùng đường hô hấp 

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong một thời gian dài có thể gây ra các bệnh về phổi, bao gồm hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Phơi nhiễm các chất độc hại trong không khí thường xuyên khiến hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích nghi đều trở nên vô cùng nhạy cảm,có thể dẫn đến “phản ứng cực đoan”. Rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch có liên quan đến sinh bệnh học của một số bệnh đường thở, bao gồm tổn thương phổi cấp tính, hen suyễn và COPD. 

Theo thống kê từ WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 và gần 90% trường hợp tử vong do COPD ở những người dưới 70 tuổi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ô nhiễm không khí gây nhiễm trùng đường hô hấp 

Ô nhiễm không khí có mối liên hệ mật thiết với hệ thống miễn dịch. Phơi nhiễm lâu ngày những chất độc hại trong ô nhiễm không khí dẫn tới hệ thống miễn dịch bị phá hủy, gây ra những bệnh nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.

THAM KHẢO 

[1] “Air Pollution and Health Training Toolkit for Health Workers (APHT).” Www.who.int, www.who.int/tools/air-pollution-and-health-training-toolkit-for-health-workers. Accessed 26 Apr. 2023.

[2] Services, Department of Health & Human. “Immune System.” Www.betterhealth.vic.gov.au, Dec. 2017, www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/immune-system#:~:text=The%20immune%20system%20is%20a.

[3] Ural, Basak B., et al. “Inhaled Particulate Accumulation with Age Impairs Immune Function and Architecture in Human Lung Lymph Nodes.” Nature Medicine, 21 Nov. 2022, pp. 1–11, www.nature.com/articles/s41591-022-02073-x, https://doi.org/10.1038/s41591-022-02073-x.