Pháo hoa gây ô nhiễm không khí như thế nào?
Theo dữ liệu từ Đài quan sát Phức hợp Kinh tế (The Observatory of Economic Complexity – OEC), năm 2021 pháo hoa là sản phẩm được giao dịch nhiều thứ 868 trên thế giới với tổng giá trị giao dịch là $1,36 tỷ, xuất khẩu tăng 20,7% từ $1,12 tỷ lên $1,36 tỷ (2020 – 2021), chiếm 0,000065% tổng thương mại thế giới. Thế nhưng sử dụng pháo hoa rất độc hại và gây nguy hiểm đến môi trường, đặc biệt không khí. Vậy tại sao pháo hoa lại gây ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí làm giảm tầm nhìn, gây hiện tượng “sương mù dày đặc” kéo dài nhiều giờ làm giảm tầm nhìn xa, làm biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường tự nhiên và gia tăng gánh nặng bệnh tật ở người.
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu và chiếm khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm (dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Ô nhiễm không khí còn được đánh giá là vấn đề toàn cầu và đang trong giai đoạn nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe con người và sự phát triển của động – thực vật.
Ô nhiễm không khí khiến Trái Đất đã nóng lên khoảng 40 độ so với kỉ băng hà. Đặc biệt là trong khoảng 100 năm trở lại đây, nhiệt độ này đang tăng nhanh chóng mặt thêm khoảng 0.6 đến 0.7 độ.
Pháo hoa là gì?
Pháo hoa là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa dạng, hình khối phong phú, sinh động. Pháo hoa được sử dụng vào những dịp đặc biệt như Tết, lễ khai mạc, lễ bế mạc, giao thừa, lễ hội, chào mừng quốc khánh, đại hội thể thao các cấp.
Pháo hoa thường được sử dụng ở những thành phố lớn vào dịp đặc biệt
Pháo hoa thường được kích hoạt bằng cách châm lửa vào ngòi. Khi pháo bắn lên trời, ngòi nổ tiếp tục kích nổ những ngôi sao nhỏ li ti khiến pháo hoa tạo thành những chùm màu sắc trên bầu trời. Sau khi được kích nổ, những ngôi sao nhỏ bắt đầu tách khỏi pháo hoa và bắn ra nhiều hướng khác nhau một cách đẹp mắt.
Thành phần chính của pháo hoa là hỗn hợp các chất (hỗn hợp của lưu huỳnh S, than C, kali nitrat KNO3, hợp chất natri, kali, nhôm, magie, sắt, bari,…) được thiết kế nhằm mục đích tạo ra các hiệu ứng nhiệt, ánh sáng, âm thanh, khí, khói. Pháo hoa tạo ra một lượng lớn khói có hại gây ô nhiễm không khí bởi những hợp chất độc hại.
Pháo hoa gây ô nhiễm không khí như thế nào?
Sử dụng pháo hoa chính là một hình thức tạo vụ nổ hóa chất ở dạng rắn. Hàng triệu hạt và khí đốt được giải phóng vào không khí trong những vệt màu này trên bầu trời với nhiều chất độc hại lan truyền trong môi trường không khí. Vậy pháo hoa gây ô nhiễm không khí như thế nào?
Pháo hoa chứa hạt vật chất (PM) gây ô nhiễm không khí
Pháo hoa chứa hạt vật chất (PM) gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hạt vật chất (Particulate Matter – PM) là một hỗn hợp phức tạp có chứa nhiều hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn và chúng có khả năng bay lơ lửng trong không khí.
Kích thước của hạt bụi càng mịn, càng nhỏ thì càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc DNA. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng oxy làm cho tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA.
Nghiên cứu được thực hiện ở Albany, New York cho thấy nồng độ chất ô nhiễm PM có thể cao hơn bình thường tới 8 lần trong vài giờ ngay sau khi trình diễn pháo hoa và cao hơn tới 10 lần so với ô nhiễm từ phương tiện giao thông trong khu vực.
Một nghiên cứu năm 2019 về chất lượng không khí ở Hà Lan sau khi trình diễn pháo hoa năm mới cho thấy nồng độ PM10 tăng vọt, trung bình từ khoảng 29 (μg /m3) lên 277 μg /m3 trong giờ đầu tiên sau khi trình diễn pháo hóa (tăng 855%) và ở một số nơi, cao tới 598 (μg /m3 (tăng gần 2.000%).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0.01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.
Khi pháo hoa nổ giải phóng các hạt bụi rất mịn chứa nhiều kim loại độc hại mang lại đầy màu sắc và tiếng nổ lớn trên bầu trời gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Những hạt này có thể xâm nhập vào phổi của bạn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những người mắc bệnh phổi.
Pháo hoa nổ giải phóng các hạt bụi rất mịn độc hại
Khi tiếp xúc quá lâu trong thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, bệnh hen suyễn, suy nhược chức năng của phổi, thậm chí là ung thư phổi, thậm chí là ung thư và tỷ lệ tử vong cao.
Pháo hoa chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) làm chất lượng không khí giảm
Trong pháo hoa chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC (Volatile Organic Compounds) khiến ô nhiễm không khí trong vùng hoặc cả những vùng lân cận. VOC là các hợp chất hơi hoặc khí trong không khí gây mùi được tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình đốt cháy, sản xuất hoặc công nghiệp.
Khi pháo hoa nổ, VOC được giải phóng và lan tỏa trong không khí, kết hợp với sức gió và những yếu tố tự nhiên khác đưa VOC hòa trong không khí và đưa tới các vùng lân cận, gây ô nhiễm không khí diện rộng.
VOC có thể có ảnh hưởng sức khỏe như kích thích mũi, họng và mắt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, phản ứng dị ứng da, tổn thương các cơ quan nội tạng như gan và thận, ung thư. Đặc biệt đối với những bệnh nhân hen suyễn hoặc rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc nhạy cảm với hóa chất, khi hít phải VOC có nguy cơ khiến bệnh trở nên tệ hơn, kéo dài gây khó khăn trong việc điều trị và trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?
VOC có trong pháo hoa tạo mùi, dễ bay hơi
Hạt siêu mịn (UFP) trong pháo hoa khiến chỉ số chất lượng không khí tăng cao
Hạt siêu mịn UFP có trong pháo hoa khiến chỉ số chất lượng tăng cao đến mức báo động. UFP (Ultrafine particle) dùng để chỉ các vật chất dạng hạt trong không khí có đường kính nhỏ hơn 0,1 micron (đôi khi được gọi là PM0.1), nhiều hạt có kích thước nhỏ tới 0,003 micron.
Hạt siêu mịn (UFP)
Kích thước và hành vi nhỏ, ở kích thước nano của chúng khiến UFPs khó theo dõi bằng công nghệ giám sát chất lượng không khí hiện tại. Kích thước này cũng khiến các UFP trong không khí di chuyển trong không khí theo những cách khác biệt với các hạt mịn như PM2.5 và PM10, di chuyển theo các kiểu ngẫu nhiên giống với khí hơn các hạt khác.
UFPs được coi là một trong những chất ô nhiễm dạng hạt nguy hiểm nhất do kích thước nhỏ của chúng, cho phép chúng đi vào máu qua phổi gây ra các bệnh lý về đường hô hấp và phổi ở người. WHO ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25% và khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Hạt siêu mịn (UFP) giải phóng khi sử dụng pháo hoa
Theo Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia, năm 2014 có 10.500 vết thương liên quan đến pháo hoa đã được điều trị tại các phòng cấp cứu của bệnh viện Hoa Kỳ. Pháo hoa không chỉ gây ra những vụ nổ thương tiếc mà rác thải khí từ pháo hoa còn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cản trở quá trình phát triển của muôn loài.
Tìm hiểu và cập nhật những thông tin mới nhất về không khí tại đây.
THAM KHẢO
[1] “Fireworks Data and Statistics.” Wisconsin Department of Health Services, 19 Sept. 2013, www.dhs.wisconsin.gov/injury-prevention/fireworks-stats.htm. Accessed 28 Apr. 2023.
[2] “London Air Quality Network Guide.” Www.londonair.org.uk, www.londonair.org.uk/londonair/guide/Fireworks.aspx#:~:text=When%20fireworks%20explode%20they%20release.
[3] “Do Fireworks Pollute the Air? All You Should Know – Airly WP | Air Quality Tracker Airly.” Airly.org, airly.org/en/do-fireworks-pollute-the-air-all-you-should-know/. Accessed 28 Apr. 2023.