7 loại trà giúp làm dịu cơn hen suyễn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hen suyễn là một tình trạng phổi mãn tính nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khoảng 262 triệu người mỗi năm. Bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường, nhiều bệnh nhân mắc hen suyễn cho biết trà rất hữu ích trong việc làm ấm cơ thể và dịu cổ họng. Vậy trà có thực sự giúp giảm các triệu chứng hen suyễn không?
Thông tin chung về hen suyễn
Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một chứng rối loạn mãn tính ảnh hưởng đến niêm mạc của đường hô hấp, khiến đường thở bị viêm và hẹp, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực.
Nguyên nhân gây ra hen suyễn
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn
Các nhà khoa học hiện vẫn tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Dưới đây là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh hen suyễn:
Di truyền từ gia đình
Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ Sinh học (NCBI), nếu bạn có cha hoặc mẹ bị bệnh hen suyễn, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba đến sáu lần so với những người không có cha mẹ bị bệnh hen suyễn.
Dị ứng
Một số tình trạng dị ứng nhất định, chẳng hạn như viêm da dị ứng (chàm) hoặc viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô), có liên quan đến những tình trạng bệnh hen suyễn.
Nhiễm trùng đường hô hấp do virus
Một số trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn mãn tính.
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Việc tiếp xúc với một số loại bụi nhất định (bụi công nghiệp hoặc gỗ), khói và hơi hóa chất, và nấm mốc có thể gây ra bệnh hen suyễn lần đầu tiên.
Hút thuốc
Khói thuốc lá gây kích ứng đường hô hấp. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao. Những người có mẹ hút thuốc khi mang thai hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn.
Ô nhiễm không khí
Những người lớn lên hoặc sinh sống ở khu vực thành thị đông đúc thường dễ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Béo phì
Các chuyên gia chỉ ra tình trạng viêm cấp độ thấp trong cơ thể xảy ra khi tăng cân. Bệnh nhân béo phì thường sử dụng nhiều thuốc hơn, có các triệu chứng tồi tệ hơn và ít có khả năng kiểm soát bệnh hen suyễn hơn so với những bệnh nhân ở mức cân nặng khỏe mạnh.
Các biện pháp làm dịu cơn hen suyễn
Thuốc rất cần thiết để kiểm soát bệnh hen suyễn. Mọi bệnh nhân mắc hen suyễn nên có kế hoạch điều trị riêng của bản thân, kèm theo các hướng dẫn về những việc cần làm khi các triệu chứng xấu đi.
Thuốc rất quan trọng trong điều trị hen suyễn
Phòng ngừa và chăm sóc cơ thể là chìa khóa để ngăn chặn các cơn hen suyễn trước khi bệnh phát tác. Một lối sống lành mạnh giúp người bị hen suyễn kiểm soát được các triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học cũng cho thấy caffeine trong các loại trà có thể có tác dụng tích cực lên chức năng phổi bằng cách thư giãn các cơ trơn trong phổi và mở đường thở.
Tác dụng của các loại trà trong điều trị hen suyễn
Uống trà là cách hiệu quả để giúp bạn bảo vệ phổi và giảm một số triệu chứng hen suyễn
Một số loại trà và thảo mộc có thể làm dịu các triệu chứng hô hấp mà không gây ra bất kỳ phản ứng bất lợi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có mối liên hệ nào giữa trà thảo mộc và việc điều trị bệnh hen suyễn được khoa học chứng minh. Đó là lý do tại sao các loại trà không được dùng làm thuốc nhưng vẫn có thể được sử dụng để giảm hen suyễn.
7 loại trà hữu ích giúp làm dịu cơn hen suyễn
Các loại trà thảo mộc dưới đây có thể làm giảm hen suyễn và cải thiện tình trạng sức khoẻ của bạn trước những tác động gây hại từ môi trường xung quanh.
Trà xanh
Trà xanh
Trà xanh là một loại đồ uống phổ biến chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng trà xanh có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Các chất oxy hóa trong trà xanh có tác dụng giảm viêm trong phổi. Không chỉ vậy, trà xanh còn là một nguồn cung cấp cafein, một chất giúp thư giãn đường hô hấp của bạn.
Trà gừng
Trà gừng
Trà gừng được làm bằng cách đun sôi rễ của cây gừng. Loại trà này chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học tốt cho đường thở như gingerol hay shogaol. Các hợp chất trong gừng có thể làm dịu các triệu chứng hen suyễn bằng cách giảm viêm đường thở.
Trà cam thảo
Trà cam thảo được làm từ rễ của cây cam thảo, còn được gọi là mulethi hoặc yashtimadhu. Cây cam thảo chứa hợp chất glycyrrhizin. Chiết xuất này có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, đặc biệt là khi kết hợp với các phương pháp điều trị hen suyễn thông thường.
Trà cam thảo
Tuy nhiên, cam thảo cũng có thể gây ra vài tác dụng phụ như tình trạng đau đầu, cao huyết áp hay mất kinh nguyệt ở nữ giới. Trước khi sử dụng trà cam thảo, bạn nên xin ý kiến từ bác sĩ xem loại trà này có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn hay không. Ngoài ra, để giảm các tác dụng phụ của trà cam thảo, bạn không nên sử dụng loại trà này mỗi ngày.
Trà đen
Trà đen
Trà đen có nguồn gốc từ cùng một loại cây sản xuất trà xanh – loài thực vật Camellia Sinensis, có chứa caffeine. Caffeine trong trà đen có tác dụng làm giảm một số triệu chứng của bệnh hen suyễn, bằng cách giúp thư giãn đường thở.
Trà bạch đàn
Cây bạch đàn có mùi rất dễ chịu. Trà bạch đàn là một loại trà tuyệt vời để giảm hen suyễn. Nó có tác dụng làm dịu các cơn đau, giúp giảm chất nhầy, mở rộng đường thở trong phế quản và tiểu phế quản trong phổi. Tác dụng chống co thắt này của hợp chất eucalyptol trong trà bạch đàn đồng thời có tác dụng làm tăng khả năng thở và tác động vào quá trình thư giãn cơ ở phổi.
Trà bạc hà
Trà bạc hà
Bạc hà là sự kết hợp giữa cây bạc hà Á và cây húng lủi. Loại thảo mộc này có chứa axit rosmarinic – một hợp chất giúp làm giảm các phản ứng dị ứng, bao gồm một số triệu chứng nhẹ của bệnh hen suyễn. Bạc hà cũng được sử dụng như một loại thuốc thông mũi có chứa các đặc tính chống viêm.
Trà bạc hà rất tốt để giảm hen suyễn, sổ mũi và ngứa mắt. Tuy nhiên, trà bạc hà có thể gây ra tình trạng ợ nóng, vì vậy những người có vấn đề về trào ngược axit nên tránh loại trà này.
Xem thêm: Nến thơm có thực sự làm mới không gian nhà bạn?
Trà Mullien
Trà Mullein
Thuộc họ sung, Mullein là loại cây thân thảo. Trà Mullein có tác dụng làm dịu các triệu chứng của bệnh hen suyễn bằng cách giảm viêm, làm dịu các cơ trong đường hô hấp. Loại trà này có vị đậm và thơm, rất hữu ích trong việc điều trị ho mãn tính và cảm lạnh. Trà Mullein chứa một số hợp chất giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hen suyễn:
- Saponin có đặc tính chống viêm, giảm đau và chống khối u.
- Flavonoid với chất chống oxy hóa và chống viêm.
- Phenylethanoid glycosid là một chất kháng virus và chống oxy hóa mạnh mẽ
- Iridoid có chứa đặc tính chống viêm.
Uống trà không phải là phương pháp điều trị bệnh hen suyễn và cũng không nên được sử dụng thay thế cho bất kỳ loại thuốc điều trị hen suyễn nào. Ăn uống khoa học, hợp lý sẽ là cách hiệu quả và bền vững hơn để giúp các bệnh nhân mắc hen suyễn nâng cao thể trạng và hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Cập nhật những thông tin chuyên sâu mới nhất về không khí tại đây.
__
Liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý không khí của chúng tôi để thay đổi chất lượng không khí ngay tại không gian sống của bạn.
INTELLIPURE / CHUYÊN GIA LỌC KHÔNG KHÍ CHUYÊN DỤNG ĐẾN TỪ MỸ
Hotline / 088 695 5566
Email / hello@intellipure.vn