Chỉ số chất lượng không khí là gì (AQI)?

  • Home
  • Cơ bản
  • Chỉ số chất lượng không khí là gì (AQI)?

Chỉ số chất lượng không khí là gì (AQI)?

Chỉ số chất lượng không khí AQI là một cụm từ được nhiều người biết tới nhưng ít ai thực sự quan tâm. Tuy nhiên AQI tương đối quan trọng bởi kiểm tra AQI mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt những vấn đề về sức khỏe của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về AQI trong bài viết dưới đây.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là gì?

Chỉ số Chất lượng Không khí – Air Quality Index (AQI), là một chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. AQI là một cách để các chính phủ thông báo về mức độ ô nhiễm không khí và những nguy cơ về sức khỏe liên quan. Thông thường, mỗi quốc gia đều có các giá trị, tiêu chuẩn và thang đo AQI của riêng mình. 

Chỉ số chất lượng không khí AQI là gì?

AQI đo lường năm chất gây ô nhiễm không khí chính được quy định bởi Đạo luật Không khí sạch: vật chất dạng hạt, ozone tầng mặt đất, carbon monoxide (CO), nitrogen dioxide (NO2) và sulfur dioxide (SO2). 

Trong số các chất ô nhiễm, ozone tầng mặt đất và các vật chất dạng hạt là có hại nhất đối với chúng ta. Ozone tầng mặt đất hình thành khi không khí ô nhiễm tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng mặt trời. Điều này thường xảy ra trong những tháng mùa hè và vào cuối ngày.

Vật chất dạng hạt là các hạt nhỏ trong không khí, như bụi bẩn, bụi, khói và bồ hóng, được báo cáo là PM2.5 (bụi mịn) hoặc PM10. Các hạt PM2.5 rất nhỏ, có thể đi sâu vào phổi của bạn và gây ra viêm nhiễm và khó thở. Các hạt PM10, như phấn hoa, nấm mốc và bụi, lớn hơn một chút.

Các tiêu chuẩn về chỉ số chất lượng không khí AQI

AQI cho bạn biết mức độ chất lượng không khí và những tác động liên quan. Để giúp bạn hiểu rõ hơn chất lượng không khí địa phương có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe của bạn, AQI được chia thành các loại khác nhau dựa trên nồng độ ô nhiễm. Mỗi danh mục liên quan đến một mức độ khác nhau của mối quan tâm về sức khỏe:

Giá trị chỉ số chất lượng không khí AQI Tình trạng

không khí

Nguy cơ về sức khỏe
0 – 50 Tốt Nguy cơ sức khỏe thấp. Mọi người có thể tiếp tục các hoạt động ngoài trời bình thường.

 51 – 100

Trung bình Có thể chấp nhận được, mặc dù có thể có một số lo ngại đối với những người nhạy cảm bất thường với các chất ô nhiễm. Những người nhạy cảm cao nên giảm hoạt động ngoài trời.

101 – 150

Không tốt cho người nhạy cảm Ít ảnh hưởng đến con người, tuy nhiên, những người nhạy cảm có thể bị kích ứng nhẹ.

151 – 200

Không tốt Ô nhiễm vừa phải và có nguy cơ đáng kể. Mọi người đều có nguy cơ gặp phải những ảnh hưởng đến sức khỏe.

201 – 300  

Rất không tốt Ô nhiễm nặng và những người khỏe mạnh thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi người nên giảm hoạt động ngoài trời.

> 300

Nguy hiểm Ô nhiễm nghiêm trọng và toàn bộ người dân có thể sẽ bị ảnh hưởng. Người dân nói chung nên tránh ra ngoài trời.

Về cơ bản, khi chất lượng không khí tốt, AQI thấp (<50) và màu sắc hiển thị là xanh lục. Khi chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn, con số này càng cao và màu sắc liên quan đến nó trở thành màu đỏ sẫm hơn. Bạn có thể kiểm tra mức AQI thông qua trang web chất lượng không khí quốc gia và AirNow, các đài phát thanh và đài truyền hình địa phương cũng thường thông báo về chất lượng không khí của khu vực.

Xem thêm: Tại sao bạn cần quan tâm đến chất lượng không khí trong nhà?

Một số mẹo an toàn cho những ngày chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức thấp

Chất lượng không khí kém có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch và các vấn đề hô hấp như hen suyễn, dị ứng, viêm phổi và viêm phế quản. Vào những ngày mức AQI trên 51, bạn nên thực hiện các bước để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Dưới đây là một số mẹo an toàn mà bạn có thể làm theo để giữ gìn sức khỏe:

  • Chú ý đến Chỉ số Chất lượng Không khí AQI: Tìm hiểu chất lượng không khí trong khu vực trước khi lên kế hoạch đi lại cho một ngày. Hạn chế ra ngoài khi AQI cao.
  • Giảm tiếp xúc với ô nhiễm: Tránh tiếp xúc với không khí ngoài trời ở những nơi ô nhiễm hơn, chẳng hạn như các khu công nghiệp, nơi có mật độ phương tiện giao thông cao.
  • Đến nơi có độ cao lớn hơn: Di chuyển đến các nơi có địa hình cao hơn như đồi, núi – nơi có không khí thoáng đãng hơn.
  • Ở trong nhà: Tập thể dục, làm việc ở nhà vào những ngày chất lượng không khí kém nếu có thể.
  • Hạn chế khí thải: Cải thiện chất lượng không khí về lâu dài bằng cách giảm lượng khí thải. Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi chung xe với gia đình và bạn bè. Ngoài ra, hãy lái xe chậm hơn trên đường cao tốc để tăng hiệu quả sử dụng xe.

Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí AQI cao

Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và trang web báo cáo mức AQI hàng ngày. Theo dõi thông tin về chất lượng không khí hiện tại có thể giúp bạn thực hiện các bước để bảo vệ bản thân, trẻ em và những người khác khỏi mức độ ô nhiễm không khí không tốt cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo: 

https://learn.kaiterra.com/en/air-academy/air-quality-index

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2015/02/know-the-air-quality-index-and-how-to-use-it/

Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu về không khí tại đây.